Theo Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính, trong giai đoạn 2017-2019, GDP tăng trưởng 6-7% thì mức tăng trưởng tín dụng đều trên dưới 15%. Vì vậy, nếu kỳ vọng mức tăng trưởng GDP năm nay ở khoảng 6% thì room tín dụng để mức 16% là hợp lý.
Nếu như năm ngoái kinh tế Việt Nam đang trong trạng thái "nín thở" chờ ngày mở cửa trở lại, thì năm nay, cuộc họp tháng 9 của Fed và việc room tín dụng sắp được điều chỉnh là hai sự kiện được chờ đợi vì sẽ tác động nhiều đến chính sách tiền tệ và toàn nền kinh tế nói chung.
SSI cho rằng sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng yêu cầu chậm nhất là đầu tuần sau thông báo hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng mạnh vào cuối năm, nhưng lại khó vay vốn vì ngân hàng chưa được nới room tín dụng.
Chuyên gia VDSC kỳ vọng chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động có khả năng được thu hẹp nhờ hai yếu tố là giải ngân vốn đầu tư công và nới room tín dụng. Ngoài ra, NHNN cũng đã có những sự can thiệp linh hoạt để giám sát chênh lệch lãi suất USD/VND liên ngân hàng.
Theo TS. Nguyễn Tú Anh, khi nền kinh tế đang có đà phát triển khá tốt thì cần tận dụng cơ hội để đưa tiền ra đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát đang giảm dần.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, hiện hai thị trường vốn lớn cho các doanh nghiệp là tín dụng và phát hành trái phiếu đều đang bị ách tắc khiến doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn về thanh khoản và dòng tiền kinh doanh.
Theo KBSV, các ngân hàng được cấp thêm room tín dụng phần nào sẽ giúp các doanh nghiệp BĐS có nguồn tiền mới để vay đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng được đối với các doanh nghiệp có dự án mới và còn tài sản đảm bảo chất lượng tốt.
Theo các chuyên gia của VNDirect, VPBank có thể nhận được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trong nửa cuối năm 2022 nhờ các chỉ số an toàn vốn ở mức cao.
Thanh khoản trên thị trường bất động sản thời gian gần đây có chiều hướng giảm rõ rệt, trong khi việc cấp room tín dụng cho các ngân hàng vẫn đang được NHNN thận trọng xem xét.
Lãnh đạo VPBank cho rằng khi hạn chế về room, ngân hàng phải xem xét ưu tiên cho phân khúc khách hàng, còn tín dụng đối với doanh nghiệp cũng là một bài toán nan giải.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.