|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đầu tư công và nới room tín dụng sẽ là tâm điểm chính ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ cuối năm

08:00 | 20/08/2022
Chia sẻ
Chuyên gia VDSC kỳ vọng chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động có khả năng được thu hẹp nhờ hai yếu tố là giải ngân vốn đầu tư công và nới room tín dụng. Ngoài ra, NHNN cũng đã có những sự can thiệp linh hoạt để giám sát chênh lệch lãi suất USD/VND liên ngân hàng.

Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), các chuyên gia kỳ vọng sự đồng thuận từ chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ thặng dư thị trường 1 vào cuối năm.

Cụ thể, nhìn về nửa cuối năm, kỳ vọng về giải ngân vốn đầu tư công và hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp thêm sẽ là những yếu tố tích cực góp phần làm cho chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động có khả năng được thu hẹp.

Bất chấp việc tăng lãi suất trong nửa đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động chậm hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng bởi tiền gửi bằng ngoại tệ. Tăng trưởng tổng tiền gửi trong 6 tháng đầu năm ở mức 4,5% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng tín dụng tháng 6 tiệm cận với hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp, đạt 9,4% so với đầu năm cho thấy dư địa hạn chế và tăng trưởng trì trệ.

Tính đến ngày 26/7, tăng trưởng tín dụng là 9,42% từ mức tăng 9,35% của ngày 30/6, trong khi tăng trưởng huy động giảm xuống 4,21% từ mức tăng 4,51% vào ngày 30/6.

 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có sự can thiệp linh hoạt để giám sát chênh lệch lãi suất USD/VND liên ngân hàng.

Từ đầu tháng 7, thanh khoản VNĐ liên ngân hàng luôn ở mức dư thừa, khiến chênh lệch lãi suất hoán đổi USD/VNĐ nhiều lần đi vào vùng âm. Để giảm tình trạng dư thừa thanh khoản, NHNN đã liên tục hút tiền đồng ra khỏi lưu thông bằng cách điều chỉnh linh hoạt giá bán USD và phương thức giao dịch đồng thời hút khoảng 64.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Từ đầu tháng 7, thanh khoản VNĐ liên ngân hàng luôn ở mức dư thừa, khiến chênh lệch lãi suất hoán đổi USD/VNĐ nhiều lần đi vào vùng âm. Để giảm tình trạng dư thừa thanh khoản, NHNN đã liên tục hút tiền đồng ra khỏi lưu thông bằng cách điều chỉnh linh hoạt giá bán USD và phương thức giao dịch đồng thời hút khoảng 64.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Sau những đợt triển khai này, lãi suất VNĐ liên ngân hàng tăng mạnh do VNĐ được hút ra thông qua các hợp đồng USD giao ngay và tín, đạt mức 5,3-5,8% kỳ hạn qua đêm đến một tuần. Chênh lệch lãi suất hoán đổi tăng mạnh theo diễn biến của lãi suất VNĐ liên ngân hàng, kỳ hạn dưới một tháng được giao dịch ở mức 2-2,8%.

NHNN đã linh hoạt chuyển sang bơm thanh khoản VNĐ vào hệ thống với tổng khối lượng hơn 78.400 tỷ bao gồm kênh OMO và tín phiếu. Từ ngày 26/7, kênh mua có kì hạn được chuyển từ đấu thầu khối lượng sang đấu thầu lãi suất và kỳ hạn giảm từ 14 ngày xuống còn 7 ngày. Lãi suất OMO tăng vọt từ 2,5% lên 3,8% vào ngày 26/7 và có lúc lên tới 4,3% vào ngày 29/7.

Trong tuần qua, thanh khoản VNĐ liên ngân hàng được cải thiện khi có 48.700 tỷ đồng được bơm ròng vào hệ thống thông qua OMO và tín phiếu. Trong đó tổng lượng tiền bơm vào hệ thống là 79.900 tỷ đồng.

Thanh khoản hệ thống cũng được hỗ trợ rất nhiều từ hoạt động đấu thầu tiền gửi Kho bạc Nhà nước (KBNN) của các ngân hàng quốc doanh với 67.000 đồng được bơm vào hệ thống trong tuần. Số dư tiền gửi KBNN hiện đang duy trì ở mức khoảng 252.000 tỷ đồng, tiền gửi bình quân của hệ thống ngân hàng tại tài khoản Citad của NHNN là khoảng 280.000 tỷ đồng.

Huyen Vi

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.