Theo tổng hợp từ các báo cáo tài chính của 9 ngân hàng năm 2016, tổng giá trị nợ xấu các ngân hàng đã xử lý được gần 7.000 tỷ đồng tại VAMC. Trong đó, Vietcombank, VietinBank và VIB là ba ngân hàng đã xử lý được nhiều nợ xấu nhất.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tính cả khoản nợ xấu do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống có khả năng lên đến 8,86%.
Dự kiến, một “Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu” (tổ công tác) sẽ được thành lập nhằm hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) đẩy nhanh quá trình xử lý các khoản nợ đang nằm trong “kho”.
VAMC xác định trong giai đoạn 2016 – 2021 sẽ tập trung phân loại, xử lý nợ theo hướng gom nợ xấu lại rồi phân loại thế nào, xác định thực trạng, có hướng phù hợp với từng khoản nợ, từng khách hàng…
Trong đó gồm khoản nợ xấu VAMC không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm và khoản nợ xấu VAMC mua theo giá trị thị trường.
ACB, MBBank và Vietinbank là ba ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua, trong đó ACB là ngân hàng có số liệu xuất sắc nhất ở con số 0,88%.
Số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012-2015 khoảng 500.000 tỷ đồng, chủ yếu các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý chiếm 55,4%, số còn lại là bán cho VAMC. Đến cuối năm 2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng.
Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Tiến Đông cho biết, dự kiến trong năm 2017 VAMC mua khoảng 25.000 tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và tập trung xử lý khoảng 33.000 tỷ đồng.
Thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cùng các đầu mối liên quan có những cuộc họp bàn về xây dựng kế hoạch, nội dung đề án luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.