Dù là trường hợp duy nhất chưa có thời gian cụ thể lên quận do vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đạt được, song UBND huyện Đan Phượng đang nỗ lực tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị nhằm hoàn thiện các tiêu chí hệ thống cơ sở hạ tầng.
Với 4/31 tiêu chí chưa đạt, huyện Hoài Đức đang “tăng tốc” để về đích trở thành quận trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, trong năm 2024, huyện sẽ có đột phá trong phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hạ tầng đô thị,… và cũng thu hút hàng loạt các tập đoàn bất động sản đến đầu tư.
Với lợi thế vị trí nằm sát khu vực trung tâm Hà Nội, huyện Thanh Trì đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về diện mạo đô thị, từng bước hoàn thành mục tiêu trở thành quận vào quý IV/2025.
Mặc dù đã có kế hoạch và rục rịch để chuẩn bị lên quận từ năm 2020, nhưng đến nay huyện Đông Anh vẫn đang trong giai đoạn phấn đấu để thành lập quận. Hiện tại, Đông Anh đã cơ bản thực hiện xong giai đoạn đầu tư, xây dựng phát triển để lập Đề án thành lập quận, phường và cũng có hàng loạt dự án tỷ USD đang được triển khai.
Theo kế hoạch, quận Gia Lâm sẽ có 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, và Kim Đức.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận. Vậy các huyện này đã và đang chuẩn bị những gì để lên quận?
Theo các nhà phân tích của Chứng khoán SHS, năm 2025 giá cổ phiếu cơ bản tốt đang ở nền giá cao trong khi các nhóm cổ phiếu khác lại kinh doanh suy yếu tạo khó khăn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư có định giá tốt với cổ phiếu cơ bản.