Công trình Trạm biến áp 220 kV Ninh Phước và đường dây đấu nối đã hoàn thành giai đoạn 1 vượt tiến độ. Giai đoạn 2 dự kiến sẽ hoàn thành trong quí IV/2020.
Nhu cầu tiêu thụ đường dự kiến sẽ dần phục hồi nhung các loại đường có nguồn gốc nước ngoài vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường, đường sản xuất từ mía trong nước vẫn tiêu thụ kém và tồn kho cao nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt.
Giá đường thế giới có chiều hướng tăng trong tháng 5, tuy nhiên ngành đường Việt Nam vẫn gặp khó. Thị trường trong nước trải qua niên vụ 2019/2020 với diện tích mía, số lượng nhà máy hoạt động và sản lượng mía đường thấp nhất trong 19 năm gần đây.
Trong nhóm nguyên liệu công nghiệp, đường là mặt hàng duy nhất tăng điểm trong phiên giao dịch 15/6, trong khi các mặt hàng còn lại đều giảm từ 1 đến xấp xỉ 3%.
Theo Thủ tướng ngành mía đường cần chủ động nâng cao năng lực, sẵn sàng cạnh tranh để hội nhập quốc tế một cách bình đẳng với tinh thần độc lập, tự cường; chấp nhận chuyển đổi một số vùng sản xuất mía không hiệu quả, đào thải nhà máy đường thua lỗ, yếu kém theo qui luật của thị trường.
Phiên 28/5, giá cà phê Arabica giao tháng 7 trên sàn ICE US chạm mức thấp nhất trong 3 tháng qua, trong khi giá cà phê Robusta giao tháng 7 cũng giảm gần 3%.
Trong phiên giao dịch 27/5, giá đường có sự biến động mạnh nhất trong nhóm hàng nguyên liệu công nghiệp. Giá đường thô kì hạn tháng 7 trên sàn ICE US (New York) giảm 2,26% xuống mức 10,8 US cents/pound, sau khi liên tiếp đón nhận những tín hiệu thị trường bất lợi.
Diễn biến giá đường trong vòng hai tuần trở lại đây cho thấy xu hướng hồi phục, thoát khỏi vùng đáy kể từ cuối tháng 4, nhưng vẫn chậm so với kì vọng của giới đầu tư, do nhu cầu yếu.
Hãng Care Ratings cảnh báo, mức tiêu thụ đường tại Ấn Độ vẫn sẽ gặp khó khăn trong một vài tháng tới, do các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài tại nước này.
Chịu tác động từ dịch COVID-19 và sự kiện giá dầu tương lai âm, giá đường thế giới giảm nhẹ vào tháng 4. Trong khi đó, giá đường Việt Nam nằm dưới giá thành sản xuất do đường nhập chính ngạch (ATIGA) và đường Thái Lan gây áp lực.
Báo cáo sơ bộ tình hình xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong hai tuần đầu tháng 5, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 31,6 nghìn tấn cao su, tăng 0,28% so với cùng kỳ tháng trước và tăng 18,55% so với cùng kì năm 2019.
VSSA dự báo tiêu thụ đường sẽ dần phục hồi trong thời gian tới nhưng đường và chất tạo ngọt đang tiếp tục nhập ồ ạt cùng với nguồn cung đường dư thừa sẽ khiến giá đường trên thị trường bị dìm dưới giá thành sản xuất.
Giá đường kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE US tăng 0,46%, lên mức 10,85 US cents/pound. Giá đường nhận được hỗ trợ nhờ vào đà tăng của giá dầu và kì vọng lạc quan vào việc sớm tìm ra vaccine COVID-19.