Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
Ngày 15/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị Bộ Giao thông Vận tải làm rõ phương án đầu tư và hiệu quả của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Thường trực Chính phủ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp để tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư khi phê duyệt và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công.
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến các nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD và các hoạt động thương mại dự kiến sẽ mang về khoảng 22 tỷ USD. Bên cạnh đó, dự án này cũng sẽ tạo ra thị trường xây dựng 33,5 tỷ USD.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Nguyễn Văn Thân kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng xem xét về "Thu hút nguồn vốn trong nhân dân" để phục vụ hai siêu dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Theo dự kiến, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hoá trong đó có ga Ngọc Hồi, Hà Nội vừa là ga hành khách vừa là ga hàng hoá.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến khởi công xây dựng vào cuối năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035.
Theo các chuyên gia, đường sắt tốc độ cao sẽ tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan toả, mở ra không gian phát triển kinh tế mới. Tại các điểm ga sẽ mọc lên các trung tâm đô thị và lợi thế đất đai sẽ tăng lên.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy khẳng định Việt Nam làm đường sắt tốc độ cao sẽ bằng nguồn ngân sách và ít chịu ràng buộc chuyển giao công nghệ nước ngoài.
Bộ GTVT cho biết, theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội - TPHCM, tốc độ 350km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
9 tháng đầu năm, các ngân hàng đã phân bổ hơn 1,8 triệu tỷ đồng vào khoản mục chứng khoán kinh doanh và đầu tư. Theo đó, BIDV tiếp tục là quán quân trong hệ thống với 267.227 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2023.