Cũng trong ngày tuyên bố "Asanzo được minh oan", ông Phạm Văn Tam - sáng lập công ty cho biết đã đưa các nhà máy sản xuất trở lại và khởi động lại kế hoạch khai trương nhà máy công suất gấp 4 lần các nhà máy thông thường.
Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ông Đàm Thanh Thế tỏ ra rất ngạc nhiên, khi được PV Tiền Phong thông tin về việc Công ty CP Tập đoàn Asanzo mời báo chí họp báo lúc 10h ngày 17/9.
Theo kết luận của Tổng cụ Hải Quan, Công ty CP Tập đoàn Asanzo có quan hệ mua bán hàng hóa với 58 doanh nghiệp, tuy nhiên đến thời điểm thanh, kiểm tra, 14 đơn vị đã bỏ trốn, 4 công ty không tồn tại theo đăng ký kinh doanh và 7 công ty ngừng hoạt động.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, cơ quan này vừa có văn bản kiến nghị gửi 3 bộ, 2 cơ quan ngang bộ yêu cầu nhanh chóng cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo chỉ đạo về phía cơ quan Cục Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Dù đã đến hạn – hết tháng 8, song cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có kết luận điều tra “nghi án Asanzo bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam” để báo cáo Thủ tướng. Công ty Asanzo vừa quyết định tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
Theo Luật sư Trần Đức Hoàng, người đại diện của ông Phạm Văn Tam: những con tem do công nhân Asanzo dán lên các linh kiện nhập khẩu bên trong chiếc TV là tem bảo hành, có thể dán chồng lên các tem khác.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết dự thảo Thông tư hàng sản xuất tại Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên quy tắc xuất xứ hiện áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản phẩm chỉ cần đáp ứng hàm lượng giá trị gia tăng 30% đã được các nước bạn hàng công nhận là xuất xứ hàng Việt Nam.
Hiện Bộ Tài chính đang xác minh 28 doanh nghiệp xuất nhập khẩu liên quan vụ Asanzo, các siêu thị, nhà bán lẻ, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao...
Về việc gian lận xuất xứ hàng hóa, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Việc cần làm hiện nay chính là làm rõ cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa dựa trên nền tảng pháp lí nào, cũng như những hướng dẫn, tiêu chí để đảm bảo cấp C/0 đúng xuất xứ theo quy định quốc tế và quy định của Việt Nam.
Công ty Asanzo yêu cầu báo Tuổi Trẻ phải cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường. Báo Tuổi trẻ chưa phản hồi gì vì chưa nhận được thông báo chính thức từ tòa án.
Cục Quản lý thị trường TPHCM đã xác minh các doanh nghiệp có liên quan trong đăng ký kinh doanh với Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo và hàng chục doanh nghiệp có xuất nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo dựa trên thông tin do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Hải quan TPHCM cung cấp.
Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, Tài chính, Công thương… yêu cầu lập kế hoạch ngăn chặn, phòng chống hàng hóa gian lận nhãn mác, giả xuất xứ Việt Nam.
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.