|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chống chuyển giá: Lỗ hổng từ kẽ hở của chính sách

07:00 | 13/10/2016
Chia sẻ
Nguyên nhân của việc thất thu thuế đối với doanh nghiệp FDI đã được ngành thuế chỉ ra từ rất lâu. Bản thân ngành thuế đã thực hiện hàng loạt giải pháp hạn chế tình trạng doanh nghiệp chuyển giá. Nhưng thực tế đặt ra nhiều vấn đề trong đấu tranh chống chuyển giá dường như vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành.

Hiệu ứng mạnh

Nhìn nhận khách quan có thể thấy, nhiều năm qua, việc đấu tranh với hành vi chống chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI được ngành thuế, Bộ Tài chính quan tâm sát sao.

Chống chuyển giá như chăm cây từ gốc
50% vốn FDI vào Việt Nam qua các thiên đường thuế

Cách đây 4 năm từ năm 2012, Bộ Tài chính ban hành Quyết định về việc phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chống chuyển giá 2012 – 2015.

Một số nhiệm vụ trọng tâm được ngành tài chính đặt ra trong giai đoạn này gồm: nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể để kiểm soát, ngăn ngừa hạn chế hoạt động chống chuyển giá.

Mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp theo từng ngành nghề đề cập; thu thập nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được chủ thể kinh doanh tại Việt Nam thực hiện.

Cùng với đó là tập trung đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động chuyển nhượng; xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác quốc tế về vấn đề này….

Bên cạnh đó, để kiểm soát chặt chẽ tình trạng chuyển giá, báo lỗ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các doanh nghiệp liên kết, doanh nghiệp nước ngoài, ngành thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo, đồng thời phát triển nguồn nhân lực quản lý giá chuyển nhượng….

Thống kê của Tổng Cục Thuế cho thấy, năm 2015, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 420 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết. Theo đó, cơ quan này truy thu, truy hoàn và phạt trên 4.895 tỷ đồng; giảm lỗ trên 3.104 tỷ đồng; giảm khấu trừ gần 207 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế gần 802 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn ngành thuế đã thanh, kiểm tra được 85 doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết truy thu, truy hoàn và phạt trên 1.735 tỷ đồng; giảm lỗ trên 1.254 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế gần 353 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Tổng Cục Thuế, việc thanh, kiểm tra đã tạo ra hiệu ứng mạnh, từ đó số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai thua lỗ giảm rõ rệt.

Về tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thành lập 4 Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc 4 Cục Thuế (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương) là những đơn vị có số lượng lớn các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên phát sinh các giao dịch liên kết và 1 Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng thuộc Thanh tra Tổng cục Thuế.

Việc thực hiện nhiệm vụ chống chuyển giá không chỉ thể hiện qua công tác thanh, kiểm tra mà đây còn là vấn đề "nóng" được nhiều Cục Thuế quan tâm, đề cập trong các cuộc họp của ngành thuế.

Nhưng trong quá trình triển khai đã gặp không ít trở ngại. Ngay trong cuộc họp đầu năm 2016 bàn về giải pháp thu ngân sách, nhiều Cục Thuế địa phương thẳng thẳn nêu ra khó khăn trong thực hiện đấu tranh chống chuyển giá.

Ông Nguyễn Văn Công, Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai chia sẻ, là địa phương có số lượng lớn doanh nghiệp FDI đầu tư tại địa phương, trong quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan này cũng phát hiện, nhận diện được nhiều trường hợp có dấu hiệu chuyển giá.

Nhưng, việc xác định mức lãi đối với doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá là không hề đơn giản. Đây chính là nguyên nhân khiến công tác đấu tranh chống gian lận thuế thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

Trước những nỗ lực của ngành thuế, bà Nguyễn Thúy Hồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Đại lý thuế TAC đánh giá, ngành thuế có nhiều nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Chính phủ giao về công tác chống chuyển giá doanh nghiệp FDI.

Đó là đã thành lập tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trực thuộc Tổng Cục Thuế; xây dựng được cơ sở dữ liệu về tài chính, kinh doanh của 12.000 doanh nghiệp FDI. Nhưng cũng theo bà Hồng sẽ không dễ xác định doanh nghiệp chuyển giá dù trong diện nghi vấn.

Lỗ hổng từ kẽ hở của chính sách

Cái khó mà bà Hồng nói trên chính là việc doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của chính sách để “lách thuế”.

Chia sẻ về vấn đề này bà Hồng đưa ra ví dụ, trường hợp cán bộ thuế kiểm tra, rà soát hồ sơ của doanh nghiệp FDI vẫn nhận diện được doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá nhưng không có cách nào để xử lý vì doanh nghiệp biết cách “né thuế”.

Đơn cử, doanh nghiệp chuyển giá từ khâu nhập khẩu thiết bị, máy móc. Với cách làm này, doanh nghiệp nâng giá trị tài sản đầu vào. Khi nhập thiết bị vào Việt Nam được tính vào giá thành qua việc chiết khấu hao máy móc nên đầu ra được tăng lên.

Nhờ vậy, chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra không lớn, cộng thêm với chi phí khác, việc doanh nghiệp báo lỗ là dễ hiểu.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng Cục Thuế từng thẳng thắn: “Hành vi tránh thuế không phải là bất hợp pháp mà là quyền của người nộp thuế nhưng người ta biết tận dụng kẽ hở để giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế”.

Ông Phụng chỉ dẫn về các trường hợp né tránh nghĩa vụ nộp thế. Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp có thể né thuế bằng cách chọn quốc gia, nơi đầu tư. Ví dụ nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng tại Việt Nam thuế thu nhập doanhh nghiệp có 20% trong khi đó tại Nhật mức thuế này là 37%.

Như vậy, thay vì đầu tư tại Nhật, họ sẽ là lựa chọn Việt Nam là điểm đến để giảm nghĩa vụ thuế. Đây là cách lách thuế hợp pháp, bởi tận dụng luật pháp thể chế của các nước đến đầu tư.

Cách tránh thuế thứ hai là tận dụng cơ hội của các nước trên thế giới khi các nước sinh ra địa chỉ thiên đường thuế. Trên thế giới một số đảo của Anh, đưa ra quy định thuế bằng “0”.

Nhiều doanh nghiệp lập công ty tại các quốc gia này và các công ty này đầu tư vào các quốc gia khác ví dụ như ở Việt Nam . Đến Việt Nam tận dụng ưu đãi, nộp thuế thấp, tiền doanh nghiệp chuyển về công ty mẹ tại thiên đường thuế sẽ không bị đánh thuế.

“Vì vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư đến từ thiên đường thuế phải hết sức thận trọng. Bởi bản thân doanh nghiệp đã được ưu đãi thuế ở nước họ, đến Việt Nam lại được ưu đãi thuế lần nữa. Vô hình chung Việt Nam mất nguồn thu”. Ông Phụng lý giải.

Cách tránh thuế thứ 3 chính là tận dụng tối đa quy định của chính sách ưu đãi sau đó dừng. Mục tiêu của chính sách này nhằm khuyến khích nhà đầu tư mang vốn tới những vùng khó khăn đầu tư để cải thiện tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương đó. Vì vậy, bù lại doanh nghiệp được ưu đãi thuế.

Trường hợp nhà đầu tư thực hiện đúng mục tiêu đó, nếu sau thời gian hết ưu đãi, vẫn thực hiện nghĩa vụ kinh doanh thì đó là nhà đầu tư hoàn toàn chân chính. Nhưng khi nhà đầu tư hưởng hết ưu đãi rồi tuyên bố phá sản, giải thể lúc đó trở thành né thuế.

Theo đánh giá của Tổng Cục Thuế, việc quản lý tuế đối với giá chuyển nhượng là thách thức, khó khăn không chỉ đối với cơ quan thuế Việt Nam mà còn là khó khăn chung của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các nước có trình độ quản lý tiên tiến.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng cùng với đó không có sự phân biệt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vấn đề này đặt ra thực tế phải có sự kiểm soát đồng bộ để làm sao các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải chỉ để giữ "chỗ", hưởng ưu đãi mà thực sự góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hải Yến

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.