|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chờ chấp thuận quy hoạch dự án hai bên sông Hồng, ông Vũ Văn Tiền rục rịch chuẩn bị gì?

19:29 | 11/09/2017
Chia sẻ
Mới đây, một doanh nghiệp liên quan đến ông chủ Geleximco Vũ Văn Tiền - CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội đã mua lại 69,19% vốn tại Công ty Quản lý đường sông số 6. Geleximco hiện là một trong ba nhà đầu tư liên quan đến việc lập quy hoạch đề án hai bên bờ sông Hồng. 

Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (Mã: SHN) vừa công bố thông tin về việc trúng đấu giá 909.200 cổ phần của Công ty cổ phần Quản lý Đường sông số 6 với mức giá đặt mua là 33.600 đồng/cp từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

909.200 cổ phần này tương ứng với toàn bộ tỷ lệ sở hữu 69,19% của SCIC tại Đường sông số 6.

Quản lý đường sông số 6 với vốn điều lệ hơn 13 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa. Hơn nữa kết quả kinh doanh qua các năm gần đây giảm mạnh từ mức lãi 9 tỷ đồng năm 2014 xuống còn gần 2,9 tỷ đồng năm 2016.

cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi
Nguồn: Bản công bố thông tin

Việc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thương mại lại mua 69,19% vốn tại một Công ty quản lý đường sông với kết quả kinh doanh lẹt đẹt là một câu hỏi đặt ra với nhiều nhà đầu tư. Vậy SHN mua Quản lý đường sông số 6 với mục đích gì?

Theo thông tin công bố từ bản thông tin đấu giá, Quản lý Đường sông số 6 hiện đang thực hiện một số dự án trọng điểm như quản lý, bảo trì các dự án đường thuỷ nội địa tại khu vực Cầu Đuống, cầu Long Biên Chương Dương hay khu vực Bác Cổ.

cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi
Nguồn: Bản công bố thông tin

Về phía SHN, Công ty này có liên quan mật thiết đến ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP An Bình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco)... và là người từng ra tay cứu SHN khỏi án huỷ niêm yết năm 2015. Liền sau đó, SHN đã thay máu toàn bộ lãnh đạo Công ty bằng các thành viên gia đình ông Tiền.

Ông Tiền có hàng loạt quan hệ với nhiều cá nhân nội bộ SHN như: ông Đào Mạnh Kháng - Cựu Chủ tịch HĐQT (từ nhiệm từ ngày 7/5/2017 do hết nhiệm kỳ hiện là em rể; bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Cựu Phó TGĐ (nghỉ hưu từ ngày 1/6/2017) hiện là vợ; ông Vũ Văn Hậu từng là Thành viên HĐQT hiện là em trai của ông Tiền...

Hơn nữa, ông Tiền từng là cổ đông lớn của SHN, ông chỉ mới thoái một phần vốn tại đây từ ngày 24/5. Hiện ông Tiền vẫn còn nắm 5,6 triệu cổ phần SHN, tỷ lệ 4,76%. Ông Kháng - Cựu Chủ tịch của SHN hiện vẫn đang nắm 5,5 triệu cổ phần SHN, tỷ lệ 4,66%.

Điểm mấu chốt là đầu năm 2017, UBND TP Hà Nội đã công bố thông tin liên quan đến việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Trong đó, Geleximco của ông Vũ Văn Tiền là một trong ba nhà đầu tư sẽ lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng và ý tưởng được xem xét, lựa chọn trước 30/3. Tuy nhiên đến nay, thông tin về quy hoạch hai bên bờ sông Hồng vẫn im lìm.

cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi
Dự án quy hoạch hai bên sông Hồng kéo dài từ Bát Tràng đến Chèm (Ảnh: Google Maps)

Nghiên cứu quy hoạch phân làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là lập quy hoạch hai bên sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Giai đoạn 2 là quy hoạch 2 bên sông Hồng đoạn còn lại trên địa bàn thành phố.

Dù cho đến hiện tại UBND TP Hà Nội vẫn chưa có thông tin thêm gì về lựa chọn đề án quy hoạch hai bên sông Hồng nhưng dường như ông Vũ Văn Tiền đã có động thái rục rịch chuẩn bị cho dự án mệnh danh là "Thành phố tương lai của Hà Nội".

Vấn đề vướng mắc của Dự án đã bỏ ngỏ nhiều năm qua là lợi ích cuả người dân, bài toán kinh tế, đặc biệt là câu chuyện liên quan đến kết cấu sông Hồng nên không thể đưa ra quy hoạch theo kinh nghiệm của nước ngoài.

Động thái vào cuối tháng 7 vừa qua, UBND TP Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Sông Hồng tại xã Tiền Phong và xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Diện tích nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 46,6 ha, dân số dự kiến 4.540 người.

Dự án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đã bỏ ngỏ hàng chục năm

Giữa năm 2006, lãnh đạo TP Hà Nội và thị trưởng thành phố Seoul (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội.

Theo tính toán dự án thành phố bên sông Hồng với vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD, chia theo 4 khu vực, với tổng diện tích 1.500 ha. Trong đó, khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèm) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng).

Theo quy hoạch dự án trên, khu vực ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội, trong tương lai sẽ là nơi ở của 97.000 hộ dân, chiếm 50% diện tích. Diện tích còn lại sẽ dành cho các công trình công cộng và khu thương mại dịch vụ. Dự án 7 tỷ USD được đưa ra kế hoạch triển khai từ năm 2008 đến 2020.

cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi
Phối cảnh trên cao hai bên sông Hồng.
cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi Hà Nội điều chỉnh quy hoạch gần 47 ha Khu đô thị Sông Hồng

Diện tích nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 46,6 ha, dân số dự kiến 4.540 người. Khu đất điều chỉnh quy hoạch thuộc ...

cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi Quy hoạch 2 bên sông Hồng: Bài toán hóc búa dành cho Hà Nội

“Dù chúng ta có vẽ đến đâu, có đầu tư như thế nào nhưng sông Hồng có cấu trúc địa văn, thủy tầng rất đặc ...

cho chap thuan quy hoach du an hai ben song hong ong vu van tien ruc rich chuan bi gi Hành trình 10 năm dự án thành phố hai bờ sông Hồng

Dự án quy hoạch đô thị hai bên sông Hồng của Hà Nội đang được sự quan tâm của dư luận. Nhưng ý tưởng quy ...

Hoàng Kiều

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.