Chính phủ quyết đẩy mạnh khai khoáng để tăng GDP 6,7%
Quyết tâm tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực khai khoáng, chế biến chế tạo... một lần nữa được lãnh đạo Chính phủ và các bộ ngành thể hiện trong cuộc họp tìm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa diễn ra ngày 1/6.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ - Thắng Hải cho biết qua rà soát, mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành công nghiệp cả năm 2017 dự kiến sẽ ở mức khoảng 8%, cao hơn so với mức tăng năm 2016 là 7,4%. Trong đó, ngành khai khoáng đạt khoảng 92% so với năm 2016 (đã tính đến sản lượng khai thác dầu thô tăng thêm 1 triệu tấn). Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 12,5% so với năm 2016. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng khoảng 12%...
“Phương án nêu trên đã được rà soát, tính toán khá kỹ lưỡng từng ngành, từng nhóm sản phẩm và xác định ở ngưỡng cao, nhiều sản phẩm ở mức phấn đấu”, ông Đỗ Thắng Hải nói.
Đánh giá khả năng tăng trưởng của từng lĩnh vực công nghiệp, ngành dầu khí khẳng định sẽ phấn đấu khai thác thêm 1 triệu tấn dầu và 1 tỷ m3 khí, qua đó cả năm sẽ đạt 13,28 triệu tấn dầu và 10,6 tỷ m3 khí. Theo tính toán, tăng sản lượng khai thác 2 loại nguyên liệu này sẽ đóng góp thêm khoảng 0,25% mức tăng GDP.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành tính toán rà soát lại các mặt hàng chủ lực trong nước, lên phương án điều hành để đảm bảo tăng trưởng GDP 6,7% năm nay. |
Về than, khả năng khai thác thêm than là khó khăn, do phụ thuộc vào thị trường.
Đối với các khoáng sản khác, Bộ Công Thương đang tiếp tục khẩn trương rà soát, tổng hợp khối lượng quặng tồn kho của các doanh nghiệp tại các địa phương để doanh nghiệp sớm thực hiện được các đơn hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ tiếp tục đề xuất với Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản có giá trị như: quặng titan, đá vôi trắng... để góp phần đóng góp tăng trưởng cho ngành công nghiệp khai khoáng.
Đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, việc rà soát 24 mặt hàng, nhóm hàng chủ yếu trong 5 tháng đầu năm cho thấy, có 12 nhóm có khả năng tăng trưởng tốt (tăng trên 8%); 3 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng ở mức trung bình (từ 5 đến 8%) và 9 nhóm sản phẩm có khả năng tăng trưởng ở mức thấp, giảm.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 là 6,7% là rất khó khăn, nhưng không phải không có khả năng thực hiện.
Theo Phó thủ tướng, thời gian qua, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội đều đã rất trách nhiệm, nỗ lực ở mức cao để thực hiện nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực này thể hiện ở các kết quả cụ thể trong cân đối vĩ mô, củng cố khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,7% trong điều kiện rất khó khăn.
“Tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng không duy ý chí, không chủ quan”, Phó thủ tướng khẳng định.
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành cần có giải pháp trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị bảo đảm thực hiện có hiệu quả để tái cơ cấu hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất lớn của nền kinh tế như sản xuất đồ uống, hóa chất, điện lực, than khoáng sản, dầu khí.
Bộ Công Thương chủ trì có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường ngoài nước, khai thác tốt các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết, cũng như ứng phó một cách chủ động, có hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới.
“Cần tích cực mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, coi trọng thị trường trong nước, đồng thời phải lấy thị trường khu vực và toàn cầu làm mục tiêu để cạnh tranh”, Phó thủ tướng nói.
Các Bộ Công Thương, Tài chính tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để có các chỉ đạo và giải pháp kịp thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP.
“Phải kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... giúp họ cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm nhập khẩu cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu, qua đó tăng trưởng được sản lượng sản xuất”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo rà soát, nâng cao hiệu quả, sản lượng các lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là dầu khí, than; ngành dầu khí đảm bảo khai thác thêm tối thiểu 1 triệu tấn dầu thô so với kế hoạch.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn được yêu cầu tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tái cấu trúc ngành, sản phẩm để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn chế thấp nhất hậu quả của thiên tai, với mục tiêu đạt phương án tăng trưởng cao nhất.
Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay
Năm 2017-2018 được dự báo sẽ là đỉnh của nợ công Việt Nam với mức nợ có thể tiến sát trần Quốc hội cho phép ... |
Thủ tướng họp về kịch bản tăng trưởng GDP năm 2017
Chiều tối 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về các kịch ... |
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: 'Khả năng chỉ đạt tăng trưởng GDP 6,3 - 6,5%'
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/