|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chính phủ đồng ý dừng đề xuất dán tem bia, DN đỡ mất 1.700 tỷ đồng mỗi năm

12:49 | 18/11/2017
Chia sẻ
Nếu đề xuất liên quan tới việc dán tem bia được triển khai, số tiền DN bỏ ra để dán tem cho sản phẩm này hàng năm dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ vừa mới đồng ý dừng đề xuất này theo kiến nghị của Bộ Công thương.

Văn phòng Chính phủ vừa mới có có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc đồng ý dừng triển khai đề án "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh bia" mà Bộ Công thương kiến nghị trước đó.

Trước đó, vào ngày 23/10, Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ dừng triển khai đề án này.

chinh phu dong y dung de xuat dan tem bia dn do mat 1700 ty dong moi nam
Ảnh minh họa: Internet.

Trong đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bia có đề xuất dán tem đối với mặt hàng bia để chống hàng giả, tăng thu ngân sách.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, nếu việc dán tem, nhãn cho mặt hàng bia được triển khai, số tiền chi phí doanh nghiệp bỏ ra để dán tem cho sản phẩm này hàng năm dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng.

Bộ Công Thương cho hay, giá thành một sản phẩm nhãn bia giấy là 179 đồng và giá một sản phẩm nhãn bia in phun trực tiếp là 145,44 đồng. Giá trên đã bao gồm tất cả các loại phí và lệ phí (chưa bao gồm VAT), các chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng trong thời gian thực hiện đề án là 10 năm.

Tại bản đề án trên, trước lo ngại của doanh nghiệp ngành bia về công nghệ, cơ quan quản lý thuộc Bộ Công Thương tính toán, hiện tại Việt Nam, thiết bị chiết lon đang có công suất cao nhất là 90.000 sản phẩm/giờ. Giải pháp kỹ thuật của đề án đã cho phép dán tem giấy và in phun theo đúng tốc độ dây chuyền chiết bia chai và bia lon hiện có trên thế giới.

Về ảnh hưởng năng suất lao động, cơ quan chủ quản cũng cho biết, việc dán tem cũng giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí về thay đổi mẫu mã để tránh bị làm giả vì chi phí bao bì trong sản phẩm bia là khá lớn. Cụ thể, như bia lon từ 52-52% giá vốn, bia chia khoảng 40%.

Trước đó nhiều ý kiến cho rằng việc dán tem trên sản phẩm bia là không cần thiết, không có tác dụng ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với ngành bia; trong khi đó, nếu dán tem sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp và gây khó khăn trong công tác sản xuất, kinh doanh.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia- Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết để thực hiện dán tem bia, các doanh nghiệp phải bỏ chi phí đầu tư thiết bị, chi phí mua tem, chi phí quản lý… từ đó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước.

Theo tính toán, vốn đầu tư mua máy dán tem làm cho ngành bia bỏ ra hơn 3.000 tỉ đồng, bình quân 15 tỉ/máy; trong đó Nhà máy bia Sài Gòn (Sabeco) 645 tỉ đồng, bia Hà Nội (Habeco) 495 tỉ đồng, Heineken 240 tỉ đồng, Carlberg 240 tỉ đồng,… Cùng với đó, chi phí mua tem cũng khiến mỗi doanh nghiệp bỏ ra hơn 2.000 tỉ đồng (tương đương 319 đồng/tem).

Ngoài ra, các DN còn phải thêm chi phí dán tem, tính chung chi phí ngành bia tăng thêm 7.000 tỉ đồng mỗi năm. Từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận hàng năm khoảng 7 tỉ đồng và giảm nộp thuế cho Nhà nước 1,5 tỉ đồng/năm.

chinh phu dong y dung de xuat dan tem bia dn do mat 1700 ty dong moi nam Ngân sách thất thu 3.000 tỷ đồng/năm vì ngành bia khai gian khối lượng

Đề xuất dán tem bia sẽ giúp cho tăng thu Ngân sách nhà nước hàng năm với các sản phẩm bia nhập lậu hoặc sản ...

Khánh Hà