|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chỉ số PMI sản xuất Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 4/2017

08:11 | 03/05/2017
Chia sẻ
Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei đạt 54,1 điểm trong tháng 4. Chỉ số tháng 4 giảm nhẹ so với mức 54,6 điểm tháng 3 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất trong đầu quý 2 năm 2017. 
chi so pmi san xuat viet nam giam nhe trong thang 42017 Chỉ số PMI sản xuất Việt Nam tháng 3/2017 đạt đỉnh 22 tháng
chi so pmi san xuat viet nam giam nhe trong thang 42017 PMI tháng 2 đạt 54,2 điểm, sản xuất lấy lại đà tăng trưởng
chi so pmi san xuat viet nam giam nhe trong thang 42017 PMI tháng 1 của Việt Nam đứng thứ hai ASEAN

Theo chỉ số PMI của Việt Nam mới công bố ngày 3/5 của Nikkei, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh, hỗ trợ cho tăng trưởng sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vào tháng 4. Đặc biệt, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã tăng ở mức kỷ lục. Trong khi đó có một số dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát giảm, với chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với tốc độ chậm nhất trong sáu tháng.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh là yếu tố chính góp phần cải thiện các điều kiện hoạt động, trong khi số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tăng với tốc độ kỷ lục của lịch sử khảo sát. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã nhanh hơn trong ba tháng liên tiếp.

Các thành viên nhóm khảo sát cho rằng cả tổng số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng là do nhu cầu của khách hàng tăng. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng liên tục kể từ tháng 12/2015. Lượng công việc mới tăng đã làm các nhà sản xuất tiếp tục tăng sản xuất trong tháng 4. Tốc độ tăng trưởng là đáng kể, mặc dù vẫn yếu hơn so với mức cao của 22 tháng trong tháng 3.

Sản xuất tăng đã giúp các công ty giải quyết lượng công việc chưa thực hiện cho dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Lượng công việc tồn đọng đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2016. Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm, với một số báo cáo cho biết sản phẩm được chuyển khỏi kho để giao cho khách hàng.

Việc làm đã tăng tháng thứ mười ba liên tiếp vì các công ty phải đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Tốc độ tăng việc làm đã chậm lại nhưng vẫn ở mức cao. Lượng công việc mới tăng tiếp tục tác động làm tăng hoạt động mua hàng của các nhà sản xuất ở Việt Nam. Tốc độ tăng vẫn mạnh và góp phần làm tồn kho hàng mua tăng tháng thứ mười liên tiếp. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết đã tăng hàng tồn kho để dự trù cho số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong những tháng tới.

chi so pmi san xuat viet nam giam nhe trong thang 42017
Biểu đồ chỉ số PMI sản xuất Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Ảnh: Nikkei.

Sự tin tưởng vào triển vọng tăng số lượng đơn đặt hàng mới trong tương lai cũng là nhân tố góp phần làm tăng mức độ lạc quan về sản lượng trong năm tới. Nhu cầu đối với hàng hóa đầu vào tăng đã khuyến khích các nhà cung cấp tăng giá bán hàng trong tháng 4, từ đó làm cho chi phí đầu vào có thêm một tháng tăng. Một số báo cáo cũng cho biết giá hàng hóa từ Trung Quốc đã tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí chậm lại trở thành mức yếu nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Giá cả đầu ra cũng tăng với tốc độ chậm nhất trong thời gian sáu tháng khi giá cả chỉ tăng nhẹ. Ở những nơi có giá xuất xưởng tăng, nguyên nhân được cho là vì giá cả đầu vào tăng. Các nhà sản xuất báo cáo thời gian giao hàng kéo dài tháng thứ ba liên tiếp, một phần do thiếu hụt hàng hóa nguyên vật liệu. Hơn nữa, mức giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng gần đây là đáng kể nhất kể từ tháng 1/2016.

"Mức tăng kỷ lục của xuất khẩu là điểm nhấn chính trong kết quả khảo sát mới nhất của chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Việt nam khi các công ty tiếp tục giành được các đơn đặt hàng mới từ các thị trường quốc tế", ông Andrew Harker, đại diện đơn vị thu thập dữ liệu IHS Markit, cho biết.

Cũng theo ông Harker, xuất khẩu tăng đã dẫn đến sự cải thiện ở hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực sản xuất, khi sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng mạnh trong tháng 4. "Lĩnh vực sản xuất vẫn là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong đầu Quý 2", ông Harker nhấn mạnh.

Tô Đức

Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ giảm sâu phiên 24/5?
Theo nhà phân tích, hiện các yếu tố rủi ro có thể tác động trọng yếu đến thị trường chứng khoán là áp lực tỷ giá và lãi suất. Việc rung lắc tại vùng đỉnh cũ là bình thường. Quán tính giảm điểm của VN-Index có thể tạm thời chưa kết thúc, ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.240 – 1.250 điểm.