|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chi phí logistics chiếm gần 20,9% tổng GDP Việt Nam

19:03 | 03/08/2017
Chia sẻ
Chiều 3/8, phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017 đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng.

chi phi logistics chiem gan 209 tong gdp viet nam Samsung muốn có thêm phần trong 'chiếc bánh' logistics Việt
chi phi logistics chiem gan 209 tong gdp viet nam Logistics thương mại điện tử ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Cùng dự phiên họp báo có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an, Nội vụ, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận chuyên đề về các biện pháp giảm thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí... để giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả.

Các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đẩy mạnh tiến độ thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, như tăng cường kế khai nộp thuế điện tử.

Ngoài ra, các bộ ngành cần từng bước giảm tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%; giảm chi phí logistics, chi phí liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam cho biết, cả nước hiện có khoảng trên 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm gần 20,9% GDP của cả nước. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.

chi phi logistics chiem gan 209 tong gdp viet nam
Chi phí logistics chiếm 20,8% tổng GDP Việt Nam. Ảnh: VnMedia.

Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, song hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam với một số phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách.

Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải rà soát, thậm chí, có ngành, nghề thuộc danh mục nhưng lại không phải là ngành, nghề kinh doanh. Ví dụ như “kinh doanh dịch vụ logistics” thuộc danh mục nhưng logistics lại bao gồm nhiều hoạt động như vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan... và mỗi hoạt động đó lại là một ngành, nghề riêng. Hoặc “hoạt động nhượng quyền thương mại” là phương thức kinh doanh chứ không phải là ngành, nghề...

Liên quan tới thủ tục điều kiện kinh doanh, theo số liệu, có tất cả 5.719 điều kiện kinh doanh thuộc 243 ngành nghề được quy định bởi luật Đầu tư. Trong đó, Bộ Công thương có 27 ngành nghề với 1.220 điều kiện, tiếp đến là Bộ Y tế có 16 ngành nghề với 740 điều kiện, Bộ Tài chính 22 ngành nghề với 671 điều kiện, Bộ GTVT có 30 ngành nghề với 606 điều kiện...

Thủ tướng giao NHNN có biện pháp cụ thể phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu xem xét, nghiên cứu việc huy động phù hợp nguồn vốn vàng, ngoại tệ trong dân.

Ngoài ra, các Bộ ngành cần tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...), bảo đảm tăng tín dụng theo kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng.

Tô Đức