|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Logistics thương mại điện tử ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức

21:14 | 27/06/2017
Chia sẻ
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30% trong 5 năm tới, ngành thương mại điện tử (TMĐT) dự kiến sẽ đạt 10 tỷ USD vào đầu những năm 2020. Tuy nhiên, quy mô ngành này không chỉ giới hạn ở hoạt động bán hàng và thiết kế web. 

Đối với cả khách hàng và người bán, việc đẩy nhanh tốc độ giao hàng cũng ngày càng quan trọng không kém gì chất lượng sản phẩm. Khi thị trường tiếp tục phát triển, triển vọng dài hạn của TMĐT Việt Nam phụ thuộc vào sự phát triển của một hệ thống logistics (hậu cần) tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành.

Hiện tại, thách thức lớn nhất là các công ty tham gia vào TMĐT không thể tự quản lý được logistics. Do vậy, việc thuê ngoài dịch vụ từ các nhà cung cấp hậu cần bên thứ 3 (3PL) là một xu hướng ngày càng quan trọng.

Tiềm năng kho hàng

Theo Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLBA), ngành này chiếm từ 20 đến 25% GDP và dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 12% mỗi năm trong tương lai gần. Mức tăng trưởng cao của ngành công nghiệp TMĐT mang đến nhiều cơ hội cho các công ty logistics. Cụ thể, các dịch vụ chuyển phát nhanh và dịch vụ hậu cần nhắm tới TMĐT là mảnh đất màu mỡ cho đầu tư.

logistics thuong mai dien tu o viet nam co hoi va thach thuc
Dịch vụ của Giao hàng nhanh rất được ưa chuộng.

Trong những năm gần đây, một số công ty nổi tiếng đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực hậu cần tại Việt Nam. DHL eCommerce - một trong 4 mảng kinh doanh của tập đoàn Deutsche Post DHL, hiện đang nâng cao vai trò của mình trong cuộc chiến hậu cần TMĐT. DHL đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho các công ty TMĐT tại Thái Lan, mở đường cho kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng gấp đôi đội tàu và số kho vào năm 2017 cho các thị trường lân cận.

Với mục tiêu trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần TMĐT, công ty Cổ phần Vận tải và Giao thông Indo Tran (ITL Corp) là một thành viên mới trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tại Việt Nam với thương hiệu SpeedLink. Từ năm 2016, hệ thống văn phòng của SpeedLink đã có mặt tại 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Giao Hàng Nhanh, một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận và hậu cần TMĐT, hiện đang phục vụ hơn 800 người bán hàng qua mạng, 20 trong số đó là các trang thương mại điện tử B2C quy mô lớn hơn như Tiki.vn, và Project Lana.

Các "ông lớn" tham chiến

Lazada là doanh nghiệp TMĐT đầu tiên có công ty phân phối riêng được gọi là LEX, xây dựng trên quy mô độc quyền cho hãng bán lẻ này. Tuy nhiên, khi nhận ra nhu cầu ngày càng tăng về TMĐT trên thế giới và Việt Nam, Lazada quyết định tách LEX thành một công ty riêng biệt.

logistics thuong mai dien tu o viet nam co hoi va thach thuc

LEX của Lazada.

Đầu năm nay, Lazada đầu tư vào 3 kho lớn ở Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội với tổng diện tích 22.000 m2 và mạng lưới 34 trung tâm phân phối trên toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu.

Các hãng gọi xe cũng nhanh chóng tham gia để lấp khoảng trống hiện có trong mạng lưới logistics Việt Nam, ví dụ Grab vừa ra mắt tính năng giao hàng (GrabExpress). Được biết đến vì khả năng định hướng trong thị trường Việt Nam, rất có thể mô hình hậu cần này sẽ đạt đà trong những năm tới.

Chi phí hậu cần thương mại điện tử

Mặc dù có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng giao thông và các cơ sở logistics tại Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Tính đến năm 2017, các nhà bán lẻ TMĐT của Ấn Độ chi từ 5 đến 15% doanh thu cho logistics, trong khi ở Mỹ là 11,7% (2015).

logistics thuong mai dien tu o viet nam co hoi va thach thuc
Cơ sở hạ tầng giao thông kém ảnh hưởng đến hoạt động giao hàng và hậu cần.

Con số này ở Việt Nam cao hơn nhiều, với một số ước tính chỉ ra rằng 30% doanh thu được sử dụng để trang trải chi phí logistics. Theo báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng 25% GDP hàng năm, cao hơn đáng kể so với Thái Lan (19%) và Singapore (8%).

Lý do chính là các công ty logistics Việt Nam có năng lực yếu kém cũng như thiếu hệ thống thông tin hiện đại trong khi khung pháp lý và các quy định về logistics vẫn còn khó khăn và phức tạp. Những vấn đề này càng trở nên rõ ràng hơn khi các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài các thành phố lớn.

Triển vọng ngành

Mặc dù phải đối mặt với những trở ngại lớn nhưng nhiều chuyên gia tin vào một tương lai tích cực cho các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam, đặc biệt là khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được đàm phán sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hệ thống cơ sở hạ tầng và thông tin đất nước.

Bên cạnh đó, các rào cản pháp lý cũng đang được cải thiện. Quyết định 200/QĐ-TTg về việc tăng sức cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam đến năm 2025 đã có những bước đi tích cực, tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hậu cần cũng như tăng cường tốc độ hợp tác và gia công.

Với việc cải thiện điều kiện đầu tư và cải cách quy định, dự kiến các nhà đầu tư hiện tại sẽ tiếp tục đầu tư trong những năm tới và những người mới sẽ tiếp tục xem xét thị trường đầu tư của Việt Nam. Hy vọng rằng sự tham gia của nhiều người chơi sẽ tạo ra giải pháp cho các vấn đề của ngành logistics.

Trang Hồ

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.