|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chi cục Chăn nuôi Hà Nội: Cần giảm thiểu chăn nuôi nhỏ lẻ

14:40 | 18/03/2019
Chia sẻ
Trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đề nghị cần giảm thiểu chăn nuôi nhỏ lẻ, xây dựng nhiều hơn các chuỗi liên kết và có chỉ đạo sâu về quản lý thức ăn chăn nuôi

Nhiều hộ bán chạy để tránh thiệt hại

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trước nguy cơ tình hình bệnh dịch tả heo tả heo châu Phi diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều nơi nông dân đang chủ động giảm đàn để tránh thiệt hại, hoặc bán chạy heo bệnh, heo nghi bệnh, không báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

Người tiêu dùng có xu hướng "tẩy chay" tiêu dùng các sản phẩm thịt heo an toàn và đảm bảo chất lượng. 

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đề nghị cần giảm thiểu chăn nuôi nhỏ lẻ, xây dựng nhiều hơn các chuỗi liên kết và có chỉ đạo sâu về quản lý thức ăn chăn nuôi; quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung dưới sự kiểm soát của cơ quan thú y.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết thực tế ngành chăn nuôi heo Việt Nam vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng và an toàn thực phẩm chưa ổn định, sức cạnh tranh thấp… 

Nguyên nhân là do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển; quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, mật độ chăn nuôi cao, xen lẫn trong các khu dân cư.

Bên cạnh đó, các nông hộ không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nên càng làm cho công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn và phức tạp.

Về chính sách hỗ trợ trong trường hợp xảy ra dịch, người chăn nuôi còn nhiều băn khoăn như mức hỗ trợ thấp hơn so với giá thị trường, thời gian hỗ trợ kéo dài, thủ tục hỗ trợ vướng mắc, mất nhiều thời gian.

Chi cục Chăn nuôi Hà Nội: Cần giảm thiểu chăn nuôi nhỏ lẻ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hàng loạt biện pháp phòng dịch tả heo châu Phi được đưa ra

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đề nghị song song với phòng chống dịch, cần phải tiếp tục duy trì, ổn định, phát triển sản xuất để bảo vệ đàn heo, đáp ứng yêu cầu cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; thường xuyên và định kì vệ sinh, khử trùng.

Ngoài ra cần liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ để hình thành sản xuất sản phẩm theo chuỗi có truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường tuyên truyền để vừa bảo đảm bảo vệ, phát triển chăn nuôi, vừa nâng cao nhận thức cộng đồng, tránh hoang mang trong xã hội và đặc biệt để người dân hiểu đúng về dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiến nghị cần tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên động vật, thường xuyên cập nhật diễn biến dịch bệnh trên các kênh thông tin chính thức để đảm bảo tuyên truyền một cách chính xác. 

Xây dựng các phương án phòng chống dịch bệnh phù hợp với đặc điểm của từng nhóm bệnh trên động vật, ban hành văn bản hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương …

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT ông Nguyễn Huy Đăng cho biết giải pháp trọng tâm trong thời gian tới là các địa phương cần chủ động triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả để không lây lan diện rộng. Đề xuất thành phố hỗ trợ các mức giá khác nhau tương ứng với từng loại heo.

Heo cảnh mini nhập lậu tăng trong khi dịch tả heo châu Phi chưa giảmHeo cảnh mini nhập lậu tăng trong khi dịch tả heo châu Phi chưa giảm Đến lượt Bắc Ninh công bỗ nhiễm dịch tả heo châu Phi (ASF)Đến lượt Bắc Ninh công bỗ nhiễm dịch tả heo châu Phi (ASF) FAO: Có ba biện pháp chính phòng chống dịch tả heo châu Phi (ASF)FAO: Có ba biện pháp chính phòng chống dịch tả heo châu Phi (ASF)

Đức Quỳnh