|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Châu Âu tìm đường thoát khỏi cái bẫy chống Trung Quốc của ông Trump

20:03 | 12/06/2020
Chia sẻ
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gánh tránh bị lôi kéo vào nỗ lực xây dựng liên minh chống Trung Quốc của ông Trump trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 cuối năm nay.
Châu Âu tìm cách thoát khỏi cái bẫy chống Trung Quốc của ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, với tư cách là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm nay, Mỹ có quyền gửi lời mời tới bất cứ quốc gia nào. Nhưng việc ông Trump đánh tiếng mời lãnh đạo 4 nước Nga, Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc mà bỏ qua Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các chính phủ châu Âu.

Các nhà ngoại giao châu Âu nói rằng động thái này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Trump định sử dụng Hội nghị G7 để đẩy mạnh chiến dịch chống Trung Quốc và họ quyết tâm không để các nguyên thủ châu Âu bị cuốn vào ý định của ông Trump.

Có người gọi cuộc họp này là cái bẫy, người khác thì cho rằng đây là chiêu trò ông Trump bày ra nhằm phục vụ mục đích tái tranh cử. Cả hai đều khẳng định Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm một lập trường ôn hòa hơn mong muốn của ông Trump. So với Mỹ, EU cũng coi trọng mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh hơn.

Để thoát thân và giảm thiểu mối nguy ngoại giao, EU đang sử dụng một loạt các chiến lược, từ trì hoãn cho đến viện dẫn qui tắc của Nhóm G7 để cố gắng buộc ông Trump phải tuân theo một chương trình nghị sự cụ thể.

Nhưng các chiến thuật thông thường có thể không đủ để kìm hãm ông Trump, người vốn không thèm chú ý tới các lễ nghi ngoại giao. Thêm nữa, nhiều khả năng ông Trump sẽ gặp khó trong chiến dịch tái tranh cử và cần đẩy mạnh nỗ lực chống Trung Quốc nhằm lấy lòng cử tri.

Trong hoàn cảnh thông thường, rút khỏi Hội nghị G7 sẽ bị coi là lựa chọn nguy hiểm có thể kéo theo đòn trả đũa từ Mỹ. Tuy nhiên, với cái cớ là COVID-19, lựa chọn này có thể trở nên hấp dẫn trong mắt Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 11 cũng có thể được sử dụng như một cái cớ. Trung Quốc và tất cả thành viên G7 sẽ tham dự Hội nghị này, nên Đức và Pháp có thể nói rằng việc tổ chức thêm một hội nghị nữa là không cần thiết.

Từ trước, bà Merkel đã bác bỏ đề xuất tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Trại David và ông Trump đã buộc phải hoãn lại hội nghị. "Vậy nên chúng ta có thể có Nhóm G10, G11, và Hội nghị có thể được tổ chức sau khi cuộc bầu cử kết thúc", ông Trump nói.

Nhưng châu Âu cũng sẽ không chấp nhận đề nghị này.

Hãy chơi theo luật nhóm

Nước chủ nhà được phép chọn khách mời, nhưng Nhóm G7 sẽ không biến thành G10 hay G11 trừ khi mọi nước thành viên đồng ý, châu Âu chỉ ra. Nga là trở ngại lớn nhất. Tổng thống Vladimir Putin bị loại trừ khỏi Nhóm G8 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Các lãnh đạo châu Âu lập luận rằng với việc Crimea vẫn nằm trong tay Nga, giờ vẫn còn quá sớm để cho phép Nga quay trở lại.

Tuy nhiên, châu Âu cũng quá rõ về khả năng ông Trump sẽ khiến họ phải bất ngờ và luôn đề phòng những bước ngoặt mới. Ví dụ mới nhất là việc một nguồn tin cho biết ông Trump đã quyết định rút gần 10.000 lính Mỹ khỏi Đức.

Chỉ một tweet của ông Trump cũng có thể gây náo động cho các chính trị gia châu Âu và khiến họ phải đau đầu tìm cách phối hợp cách giải quyết.

Các nước châu Âu khó có thể trông chờ vào sự ủng hộ của các nước khác trong Nhóm G7. Nhật Bản thường không hứng thú tham gia vào các tranh cãi tại các hội nghị quốc tế. Canada cũng không muốn làm mất lòng Mỹ. 

Kìm hãm ông Trump

Lãnh đạo các nước châu Âu đã cố gắng thúc đẩy những người đồng cấp ở Washington công bố một chương trình nghị sự, một quan chức EU cho biết.

Vấn đề không phải là châu Âu muốn cuộc họp được tổ chức có trật tự nhằm tối đa hóa khả năng đạt được kết quả. Châu Âu tin rằng một khi chương trình nghị sự được viết ra rõ ràng, ông Trump sẽ khó có khả năng tung ra thêm bất ngờ hơn và tự trói buộc hành động của mình.

Một quan chức châu Âu cho biết ông ngờ rằng các nhà ngoại giao Mỹ đã nhận ra ý đồ của họ, vì Nhà Trắng không sẵn lòng cam kết với một chương trình nghị sự.

Dù COVID-19 là vấn đề chung mà mọi bên đều muốn đề cập, phát ngôn viên Nhà Trắng đã nói ông Trump dự định sẽ thảo luận với các đồng minh truyền thống về cách đối phó với Trung Quốc trong tương lai.

Trung Quốc vốn dĩ đã khó chịu về sự can thiệp của người ngoài vào các vấn đề nội bộ nước này. Trong tuần này, Bắc Kinh đã phản đối các nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm dẫn đầu Nhóm G7 đưa ra tuyên bố về tình hình ở Hong Kong. Chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe lo lắng về kế hoạch áp đặt dự luật an ninh mới lên đặc khu hành chính này.

Dù các thành viên EU muốn tập trung các cuộc nói chuyện về COVID-19 và biến đổi khí hậu, họ thừa nhận rằng sẽ không thể né tránh vấn đề Trung Quốc. Một quan chức Đức cho biết mục tiêu hàng đầu của EU là một trật tự quốc tế đa phương có bao gồm Trung Quốc, thay vì đối đầu với nước này.

Thực chất, Thủ tướng Đức Merkel lo lắng về việc phải tham gia liên minh chống Trung Quốc hơn nhiều việc xuất hiện trong Hội nghị G7 cùng ông Putin, một nhà lập pháp cấp cao của Đức cho biết.

Bà Nathalie Tocci, Giám đốc Viện các Vấn đề Quốc tế tại Rome cho biết: "Đây đúng là phong cách của Trump. Ông ta muốn biến Hội nghị G7 thành một cuộc họp chống Trung Quốc. Ông ta muốn sử dụng diễn đàn đa phương và châu Âu cho kế hoạch đối đầu với Trung Quốc".

Giang

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.