Châu Âu giảm 1/4 nhu cầu khí đốt nhằm giảm phụ thuộc nguồn cung từ Nga
TheoFinancial Times, nhu cầu khí đốt của các nước thuộc nhóm EU giảm 1/4 trong tháng 11 ngay cả khi thời tiết lạnh. Một số ý kiến cho rằng khối này đã thành công trong việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.
Dự liệu từ công ty phân tích hàng hóa ICISS cho thấy nhu cầu khí đốt của EU trong tháng 11 thấp hơn 25% so với trung bình 5 năm. Mức giảm tương tự cũng được ghi nhận trong tháng 10.
Các nước Châu Âu đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga bằng cách tìm các nguồn thay thể hoặc tự hạn chế nhu cầu.
Tại Đức và Italy, hai quốc gia tiêu thụ khí đốt lớn nhất EU, nhu cầu giảm lần lượt 23 % và 21% trong tháng 11. Tại Pháp và Tây Ban Nha, nhu cầu giảm hơn 1/5 và ở Hà Lan giảm 1/3.
Tôm Marzec-Manser, nhà phân tích khí đốt hàng đầu của Châu Âu cho biết “Ngành công nghiệp đóng mức trò giảm tiêu thụ khí đốt lớn nhất. Khi giá nhiên liệu cao, việc tiêu thụ đã giảm mạnh”.
Năm 2021, EU nhập khẩu 155 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Nga, chiếm khoảng 45% tỷ trọng.
EU đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu dầu khí của Nga nhằm giảm nguồn thu của nước này từ năng lượng.
Lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ qua đường biến bắt đầu có hiệu lực từ hôm 5/12. Lãnh đạo các nước nhóm G7 cũng đã đồng ý áp dụng giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ của Nga.
Động thái này nhằm hạn chế doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đồng thời duy trì dòng chảy dầu Nga ra thị trường thế giới nhằm tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Tuy giới chuyên gia cảnh báo nếu không tiếp tục giảm tiêu thụ và tăng cường nhập khẩu khí LNG nhiều hơn, tình trạng thiếu khí đốt tại Châu Âu sẽ còn kéo dài nhiều năm.
Alex Tuckett, trưởng bộ phận kinh tế của tập đoàn tư vấn CRU cho biết nhức Âu sẽ cần phải thấp hơn mức trước khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ để có đủ hàng tồn kho cho mùa đông tới. Câu hỏi đặt ra là nhu cầu cần giảm bao nhiêu và nó sẽ gây thiệt hại thế nào đến nền kinh tế?
Nhu cầu giảm đã giúp dự trữ khí đốt của EU duy trì quanh mốc 95% trong tháng 11, theo dữ liệu từ Cơ quan Hạ tầng Khí đốt châu Âu (GIE). Ngoài việc đẩy mạnh nhập khẩu khí LNG cũng góp phần duy trì dữ trữ ở mức cao.
Tuy nhiên, thời tiết lạnh hơn trong những tuần gần đây đã làm tăng nhu cầu khí đốt và các cơ sở lưu trữ hiện đạt khoảng 93% công suất.
Cùng với đó, giá khí đốt cũng tăng lên. Giá khí đốt giao sau trên sàn TTF ở Hà Lan, giá tiêu chuẩn của thị trường khí đốt châu Âu, đang dao động gần mức 150 Euro/megawatt giờ, mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Tuy nhiên, mức giá này vẫn chỉ bằng một nửa so với đỉnh điểm hồi tháng 8.
Giá khí đốt cao hơn là gánh nặng đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp nhưng điều này là giúp Châu Âu hút được một lượng LNG kỷ lục nhờ chênh lệch mà khu vực này phải trả so với những quốc gia khác.
Dữ liệu của ICIS cho thấy châu Âu và Anh nhập 11,14 triệu tấn LNG trong tháng 11, mức nhập kỷ lục trong 1 tháng, và dự kiến nhập 12,2 triệu tấn LNG trong tháng 12.
Ông Marzec-Manser cảnh báo về kế hoạch áp trần giá khí đốt của châu Âu: “Bất kỳ động thái hạn chế giá bán buôn khí đốt đều gây nguy hiểm cho việc đảm bảo nguồn cung khí LNG của Châu Âu không chỉ mùa đông năm nay mà còn cả các năm tới. Nếu Châu Âu không trả mức giá cao hơn so với các khách mua khác, nhập khẩu khí đốt của họ sẽ giảm sút vào đúng lúc châu Âu cần khí đốt nhất”.