|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Châu Âu đối mặt với làn sóng ô tô điện Trung Quốc

08:02 | 28/01/2024
Chia sẻ
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), số lượng xe đăng ký mới ở thị trường này đã tăng 13,9% trong cả năm so với năm 2022, vượt mốc 10 triệu xe.

 

Theo báo Le Monde, thị trường châu Âu đã phần nào phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhưng vẫn chưa thể tiến thêm. Giá ô tô tăng đi ngược sức mua của các hộ gia đình và sự xuất hiện tiềm tàng của các nhà sản xuất Trung Quốc có vẻ như sẽ làm lu mờ mọi triển vọng dành cho các doanh nghiệp ô tô châu Âu.

Năm 2023, phục hồi, bù đắp một phần doanh số bị mất do đại dịch COVID-19. Việc gián đoạn sản xuất do thiếu chất bán dẫn đã nhanh chóng kết thúc. Đến tháng 12/2023, các chỉ số liên quan đến ngành ô tô của châu Âu tăng trưởng nóng.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), số lượng xe đăng ký mới ở thị trường này đã tăng 13,9% trong cả năm so với năm 2022, vượt mốc 10 triệu xe. Con số này bao gồm 15% xe điện so với 9,1% của năm 2021 và 1,9% của năm 2019. Tất cả các quốc gia đều có sự tăng trưởng, ngoại trừ Hungary. Một số quốc gia tăng nổi bật với hai con số như Italia (+18,9%), Tây Ban Nha (+16,7%) và Pháp (+16,1%).

Chuyên gia Jamel Taganza, thuộc công ty Inovev chuyên phân tích thị trường ô tô, nhận định: “Sự phục hồi là rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn còn quá khiêm tốn để lấp đầy những gì đại dịch COVID-19 để lại”. Số lượng 10,5 triệu xe đăng ký mới tại vẫn còn kém xa con số 15,3 triệu của năm 2019. Vị chuyên gia này khẳng định: “Với giá ô tô tăng vọt và những bất ổn về công nghệ, không có gì để tin rằng một ngày nào đó thành tích sẽ trở lại mức này”.

Trên thực tế, thị trường ô tô châu Âu đã quay đầu sau 16 tháng tăng trưởng, giảm 3,3% vào tháng 12/2023 so với cùng kỳ năm 2022. Công ty tư vấn Alix Partners dự đoán thị trường sẽ dần ổn định, với mức tăng dự kiến khoảng 1% mỗi năm cho đến năm 2027. Tỷ trọng của xe thuần điện sẽ tăng từ 15 lên 25%, tỷ trọng của xe động cơ đốt trong sẽ giảm từ 60% xuống còn 31%.

Có một câu hỏi đang được đặt ra là các sẽ chiếm được vị trí như thế nào trong thị trường trì trệ này? Ông Alexandre Marian, Giám đốc điều hành của Alix Partners dự đoán: “Nếu tập đoàn BYD mở được một nhà máy ở châu Âu với tốc độ tương đương với Tesla, thì sẽ phải mất ba năm để họ sản xuất ồ ạt.

Tại trung tâm triển lãm CES ở Las Vegas (nơi các tập đoàn ô tô giới thiệu sản phẩm mới), chính ô tô Trung Quốc đã đóng vai trò minh chứng cho sự đổi mới của các nhà sản xuất thiết bị lớn” và đây là một dấu hiệu cho thấy họ đang tiếp tục đầu tư ồ ạt.

Chuyên gia Anthony Morlet-Lavidalie, nhà kinh tế học tại Rexecode, một viện kinh tế được các công ty tài trợ, khẳng định: “Mục tiêu của các nhà sản xuất Trung Quốc là thống trị thị trường thế giới”.

Sau khi phân tích sự trỗi dậy của ngành ô tô Trung Quốc, trong một nghiên cứu công bố hồi tháng 11/2023, chuyên gia này đã tiến hành khảo sát các nhà sản xuất Pháp về phản ứng của họ trước bước phát triển “đột biến” của Trung Quốc. Trên thị trường xe điện, tập đoàn BYD của Trung Quốc đã vượt qua Tesla của Mỹ.

Theo vị chuyên gia trên, đầu tư của các tập đoàn Trung Quốc chẳng khác nào một nỗ lực chiến tranh, tức là với quy mô rất lớn và tốc độ rất nhanh. Kể từ năm 2022, đầu tư của họ tăng gần 20% mỗi năm, trong khi ở châu Âu chỉ tăng rất nhẹ. Các nhà máy tại Trung Quốc được robot hóa nhiều hơn ở châu Âu và có sự hậu thuẫn trong nước ở tất cả các cấp độ của chuỗi sản xuất: Nguyên liệu thô, giá năng lượng, sản xuất pin, lắp ráp xe, đồng thời hỗ trợ nhu cầu.

Trong báo cáo thường niên mới nhất của mình, BYD liệt kê 12 hạng mục trợ cấp công. Không chờ kết luận từ cuộc điều tra do Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành vào tháng 10/2023 về chính sách trợ cấp của Trung Quốc, ông Anthony Morlet-Lavidalie nhấn mạnh: “Bản thân chủ nghĩa bảo hộ là điều không được mong muốn, nhưng ở một thời điểm nhất định, đó là cách duy nhất có thể giúp các nhà sản xuất không bị mất toàn bộ thị trường bị bòn rút.”

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các đối thủ Trung Quốc không phải là vấn đề khiến châu Âu lo lắng về sức mua của người tiêu dùng. Ông Jamel Taganza nhận định làn sóng Trung Quốc sẽ chỉ áp đảo về giá và thị trường xe điện phát triển nhanh, song điều này chưa sớm xảy ra.

Theo chuyên gia phân tích này, mẫu xe cao cấp nhất của BYD là Seal, một mẫu sedan thanh lịch, có ít điểm mạnh hơn mẫu Y của Tesla Model và mẫu Atto 3 của nhà sản xuất Trung Quốc cũng kém hấp dẫn hơn mẫu Megane E-Tech của Renault. Ở giai đoạn này, chỉ có thương hiệu MG có định vị giá mạnh mẽ, cho phép hãng này chiếm 60% doanh số bán ô tô Trung Quốc ở châu Âu.

Trong hai năm qua, Stellantis và Renault đã phục hồi một cách ngoạn mục nhờ giữ ổn định giá xe nhưng điều này khó có thể kéo dài. Công ty Alix Partners đánh giá rằng với tốc độ chuyển đổi sang điện chậm như hiện nay, các nhà sản xuất châu Âu sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu của châu Âu về giảm lượng khí thải CO2, khiến họ có thể phải chịu các biện pháp trừng phạt tài chính.

Khó khăn của các tập đoàn châu Âu có thể gây ra những hậu quả về xã hội. Doanh số bán xe Fiat 500 chạy điện đang chậm lại trên thị trường châu Âu, ngoại trừ ở Pháp, đã khiến Stellantis khiến 2.250 công nhân tại Mirafiori, gần Turin, rơi vào tình trạng thất nghiệp một phần. Nhà cung cấp thiết bị Valeo có kế hoạch cắt giảm 1.150 việc làm (trong tổng số 109.900 việc làm) trên toàn thế giới.

Đối với các đăng ký được thực hiện trong năm 2023 tại châu Âu, ngoài Tesla với mức tăng ngoạn mục 89% (tức là 279.042 xe), Dacia (một công ty con của Renault) và Skoda (Volkswagen) cũng là những công ty có nhiều thành công, vượt qua mốc 500.000 xe được bán ra, với mức tăng lần lượt là 18% và 26%, nhờ chính sách giá hợp lý. Ngay cả khi doanh số bán xe điện Megane gây thất vọng cho tập đoàn Renault thì con số này vẫn tăng 16%.

Về phần mình, tình hình kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia Stellantis lại rất ảm đạm, với mức tăng trưởng dưới 3% ở châu Âu: Ngoại trừ “bước nhảy” ở xe Jeep và Alfa Romeo, xe Peugeot chỉ tăng hơn 2%, trong khi các xe Fiat và Citroën đều sụt giảm. Thành tích kém cỏi này đã tạo điều kiện để đối thủ Volkswagen nới rộng khoảng cách với 2,7 triệu xe bán ra ở châu Âu (+18,8%), so với 1,88 triệu của tập đoàn Stellantis.

Theo chuyên gia Anthony Morlet-Lavidalie, với nguồn tài chính dồi dào và khối lượng lớn, Volkswagen vẫn là một trong những hãng có vị trí tốt nhất để đối mặt với làn sóng Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới phân tích tài chính cũng đánh giá tích cực về kết quả hoạt động trên sàn chứng khoán của Stellantis trong năm 2023. Tập đoàn này, vốn đang hoạt động tốt tại Mỹ, cũng đã ký một thỏa thuận đầu tư với công ty Leapmotor của Trung Quốc, mà mục đích là để bảo vệ mình nếu làn sóng xe điện châu Á thành hiện thực.

Nguyễn Tuyên (P/V TTXVN Tại Paris)

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.