|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chất vấn Quốc hội: 'Việt Nam cần tái cơ cấu ngành mía đường'

16:32 | 13/06/2017
Chia sẻ
Chiều 13/6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
chat van quoc hoi viet nam can tai co cau nganh mia duong Khủng hoảng thịt lợn, trách nhiệm ngành Nông nghiệp ở đâu?
chat van quoc hoi viet nam can tai co cau nganh mia duong Hôm nay (13/6), Quốc hội chất vấn các vấn đề nông nghiệp, văn hoá, thể thao và du lịch

"Cần phải tái cơ cấu ngành mía đường"

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu (ĐB) Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) băn khoăn về việc bao giờ ngành mía đường mới được cơ cấu lại và Bộ có giải pháp gì để khuyến khích chế biến các sản phẩm phụ của ngành này?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Việc tái cơ cấu ngành mía đường, đây là vấn đề cần phải quan tâm. Hiện nay, chúng ta đang có khoảng 300.000 ha mía, sản lượng 5,4 triệu tấn, mặc dù sản lượng không lớn nhưng có vai trò quan trọng tới an ninh lương thực nên phải quan tâm, phải thực hiện tái cơ cấu ngành này. Cả nước hiện có hơn 40 nhà máy sản xuất mía đường, nhưng mới có một số nơi làm tốt, vẫn có nhiều nơi làm chưa tốt"

Liên quan đến các lô gạo xuất khẩu bị trả về, Bộ trưởng cho biết năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 5 triệu tấn gạo vào cả những thị trường cao cấp và phổ thông. Trong đó, có 26 lô bị trả lại, tương đương 1.359 tấn do lỗi bao bì, lẫn tạp và một số lô do bị giới hạn 8 loại hóa chất theo tiêu chuẩn.

Theo Bộ trưởng Cường, nếu áp dụng theo tiêu chuẩn của các nước Châu Âu thì những lô hàng này không gặp vấn đề gì vì cho phép một số loại hóa chất, song ở một số thị trường như Mỹ lại yêu cầu khắt khe hơn, không được có loại hóa chất này. Việc này doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm được.

Bộ trưởng Cường cũng cho biết, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xin thành lập Cục Chế biến và Phát triển thị trường để phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh ngành.

Trả lời các câu hỏi của đại biểu về vấn đề tái cấu trúc ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cần xây dựng các giải pháp xúc tiến, kêu gọi đầu tư tại các vùng, khai thác tối đa tiềm năng phát triển. Hiện nay tinh thần kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư đang rất quyết liệt. Tại tỉnh Lai Châu, cả ban thường vụ của tỉnh đã xuống làm việc với doanh nghiệp xây dựng vùng trồng khu dược liệu, tại Sơn La là vùng trồng chanh leo, xoài.

“Phải xác định rằng vùng nào cũng có điểm đặc biệt, vùng nào cũng có lợi thế có thể khai thác”, Bộ trưởng Nông nghiệp nhấn mạnh. Một số ví dụ thời gian gần đây như việc xây dựng vùng trồng vải thiều của Bắc Giang, vùng trồng na, kinh tế vùng của Nghệ An...

chat van quoc hoi viet nam can tai co cau nganh mia duong
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại phiên chất vấn 13/6. Ảnh: Quochoi.

"Việt Nam cần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh"

Cũng trong phiên chất vấn ngày 13/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giải trình một số nội dung về nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chất lượng quy hoạch sản phẩm nông nghiệp thời gian qua còn hạn chế, chưa gắn với thực tế thị trường, đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác điều chỉnh quy hoạch chậm, công tác thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng đầu tư theo phong trào (vượt quy hoạch) còn phổ biến. Việc đầu tư hệ thống hạ tậng phục vụ cho quy hoạch chưa đạt yêu cầu đề ra, tổ chức sản xuất nông nghiệp còn bất cập, đầu tư chế biến hạn chế...

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh các giải pháp cả về hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn về tiếp cận nguồn lực,... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm sức cạnh tranh.

Cụ thể, theo Phó Thủ tướng, Việt Nam cần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường. Ngoài ra, chúng ta cần rà soát điều chỉnh lại các quy hoạch, kế hoạch để phát huy tiềm năng lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương.

Quy hoạch của ngành nông nghiệp Việt Nam cần gắn với nhu cầu diễn biến của thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh hợp tác, liên kết theo các chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp... cũng cần được lưu.

Sẽ có nghị định xử phạt việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả

Một số ĐB đặt câu hỏi về vấn đề quản lý phân bón cũng như tình trạng phân bón giả. Bộ trưởng Cường cho biết, Bộ đang trình nghị định để thống nhất đầu mối quản lý, Thủ tướng cũng đồng ý cho xây dựng nghị định xử phạt lĩnh vực này, dự kiến trình trong quý III. Bộ Công Thương, Nông Nghiệp đang cùng nhau để hai bên bàn giao dứt điểm.

Liên quan đến câu hỏi về thương hiệu nông sản Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết hiện nay có 3 cấp độ.

Cấp độ thứ nhất là thương hiệu vùng miền, chỉ dẫn địa lý như gạo, cam, quýt, hồng, bưởi... Thứ 2 là cấp doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở cấp độ thứ 3 là tầm quốc gia thì chưa có. Bộ Công Thương đang xây dựng chùm sản phẩm, thực phẩm Việt Nam. Hai Bộ cũng sẽ phối hợp chặt chẽ.

Về tiềm năng nuôi lợn của Việt Nam, bộ trưởng khẳng định là có nhưng về lâu dài cần phải tính câu chuyện thị trường. Tuy nhiên, hiện quy trình đưa lợn vào các thị trường như châu Âu, Mỹ... rất khắt khe. Câu chuyện đó không thể làm 1-2 năm được nên trước mắt ngành nông nghiệp đưa ra giải pháp là phải giảm đàn. Bộ Nông nghiệp vừa làm việc để đưa thịt gà sang Nhật, và những mặt hàng khác cũng đang được xúc tiến nhưng cần xác định là không thể làm ngay được.

Tô Đức