|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chàng thanh niên 19 tuổi đứng sau kỳ lân cho thuê khách sạn giá rẻ hoạt động tại 35 quốc gia, muốn IPO để huy động 1 tỷ USD

08:07 | 04/10/2021
Chia sẻ
Startup của một thanh niên 19 tuổi ở Ấn Độ đã ăn nên làm ra nhanh chóng và chuẩn bị cho kế hoạch IPO, dự kiến huy động 1 tỷ USD.

Chuỗi khách sạn Ấn Độ OYO được điều hành bởi một trong những doanh nhân trẻ đầy tham vọng nhất của đất nước đã xác nhận kế hoạch niêm yết cổ phiếu, cùng với một loạt các startup kỳ lân Ấn Độ khác lên sàn chứng khoán nước này trong năm nay.

OYO được hỗ trợ bởi SoftBank (SFTBF), đã đệ trình hôm 1/10 để chào bán lần đầu ra công chúng ở Mumbai.

Công ty startup này đang tìm cách huy động tới 70 tỷ rupee (khoảng 944 triệu USD) thông qua việc bán cổ phiếu mới, đồng thời đưa ra tùy chọn cho các nhà đầu tư hiện tại là bán một số cổ phiếu của họ với giá lên tới 14,3 tỷ rupee (193 triệu USD). Số tiền này sẽ được sử dụng một phần để trả một số khoản nợ của OYO, đồng thời giúp công ty tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới - một tuyên bố chính thức cho hay.

Startup kỳ lân Ấn Độ: Sáng lập bởi thanh niên 19 tuổi, chuẩn bị IPO huy động vốn 1 tỷ USD - Ảnh 1.

OYO là startup kỳ lân của Ấn Độ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. (Nguồn: TechCrunch)

Startup kỳ lân của thanh niên 19 tuổi ở Ấn Độ

OYO - có tên chính thức là Oravel Stays Limited - được thành lập vào năm 2012 bởi Ritesh Agarwal, một sinh viên bỏ học đại học 19 tuổi. OYO thực chất là một nền tảng đặt phòng khách sạn bình dân trên khắp Ấn Độ và kể từ đó, nó đã phát triển, phân nhánh sang hoạt động kinh doanh cho thuê và nhượng quyền các tài sản của riêng mình. Hiện nay, OYO có hơn 157.000 phòng tại 35 quốc gia trên khắp châu Á, châu Âu và Mỹ.

Trong nhiều năm, công ty được biết đến là một công ty khởi nghiệp thành công rực rỡ nhất của Ấn Độ. Vào năm 2019, công ty cho biết họ đã thêm số lượng phòng vào hệ thống của mình nhanh hơn so với 3 chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới cộng lại và hướng tới mục tiêu trở thành "chuỗi khách sạn lớn nhất và được ưa thích nhất trên thế giới".

Tuy nhiên, kể từ đó, công ty startup của Ấn Độ cũng đồng thời vấp phải những câu hỏi về khả năng kiếm tiền và duy trì tốc độ tăng trưởng. Những vấn đề đó càng trở nên trầm trọng hơn vì niềm tin của các nhà đầu tư bị dao động với SoftBank sau vụ IPO thất bại của WeWork. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của OYO bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nên gián đoạn đáng kể.

IPO trong thời điểm đứng trước nhiều nguy cơ

Tháng 1 năm ngoái, OYO đã thông báo về việc sa thải nhân viên, nói rằng họ cần ưu tiên lợi nhuận, tăng trưởng dài hạn và quản trị công ty mạnh mẽ hơn để thực hiện các mục tiêu chung. Trong một bản báo cáo được công bố hôm 1/10, startup này tiết lộ rằng cho tới nay họ vẫn chưa thu được lợi nhuận vì đại dịch. 

Hơn nữa, công ty cũng bị buộc phải cắt giảm quy mô theo nhiều cách khác nhau. Nguồn tin từ một người quen thuộc với vấn đề này cho biết, công ty được định giá khoảng 9 tỷ USD - giảm nhiều so với mức định giá trước đó là 10 tỷ USD hồi năm 2019.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng startup này vẫn có nền tảng vững chắc với một loạt các nhà đầu tư tài chính, bao gồm Quỹ Tầm nhìn của SoftBank, sở hữu gần 47%. Cá nhân Agarwal nắm giữ khoảng 8%, trong khi Sequoia Capital và Airbnb cũng là những bên ủng hộ đáng tin cậy.

OYO gần đây đã hợp tác lớn với Microsoft, cho phép các chủ khách sạn của mình sử dụng công nghệ đám mây và trí tuệ nhân tạo của công ty phần mềm. Startup cũng có kế hoạch tạo trải nghiệm "phòng thông minh", cung cấp cho khách hàng các tùy chọn dịch vụ khách sạn ảo và tự đăng ký.

SoftBank đã kêu gọi nhiều công ty mà mình đầu tư tiến hành IPO. Giám đốc điều hành Masayoshi Son của ngân hàng gần đây đã mô tả việc IPO là "thu hoạch những quả trứng vàng".

OYO đã không xác định rõ ràng thời điểm IPO trong báo cáo, tuyên bố của mình nhưng nhiều nguồn tin khẳng định kế hoạch sẽ được thực hiện vào cuối năm 2021.

Thu Phương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.