Căng thẳng thương mại, Trung Quốc ngừng nhập khẩu… rác Mỹ
Dow Jones bật tăng gần 700 điểm khi Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực giảm thiểu xảy ra chiến tranh thương mại | |
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Chi nhánh Hà Nội vốn 50 triệu USD sắp ra mắt |
Theo Sputnik, Trung Quốc từ lâu là nhà nhập khẩu rác và sản phẩm tái chế lớn nhất thế giới. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế mới, kéo cao khả năng chiến tranh thương mại, Bắc Kinh tuyên bố rằng họ không bỏ lệnh cấm mới đối với việc nhập khẩu rác từ Mỹ và một số nước khác.
ảnh: Reuters |
Điều này khiến các nước phát triển phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để loại bỏ núi rác chất cao. Năm 2016, Trung Quốc là điểm đến của khoảng 80% chất thải có thể tái chế của Mỹ. Sau khi Bắc Kinh cấm nhập rác Mỹ, nhiều doanh nghiệp và giới chức lên tiếng thuyết phục nước này rút lại biện pháp trên.
Một đại diện của Washington phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối tuần trước rằng lệnh cấm nhập khẩu phế liệu của Đại lục gây cản trở, ám chỉ rằng Bắc Kinh sẽ bị đổ lỗi vì núi rác ngày càng cao ở Mỹ và phần còn lại của thế giới.
“Những hạn chế về hàng hóa có thể tái chế của Trung Quốc gây cản trở về mặt cơ bản trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với phế liệu, hướng nước này đi khỏi việc tái sử dụng rác thải”, phát ngôn viên của Mỹ tại Hội đồng Thương mại Hàng hóa WTO nói tại Geneva.
Các đại diện thương mại của Mỹ tại WTO ở Thụy Sĩ cáo buộc Bắc Kinh thay đổi nhiều quy tắc tái chế hàng nhập khẩu một cách quá nhanh chóng, khiến ngành công nghiệp bị tổn thương và có thể đối mặt với cảnh sụp đổ. Họ đề nghị Trung Quốc “ngay lập tức ngừng thực hiện và sửa đổi biện pháp này”.
Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) tại cuộc họp của WTO tuần trước thì nói rằng chính sách của Bắc Kinh sẽ khiến loại hàng hóa này bị đổ về các nước thứ ba. Việc này dù khuyến khích ngành xử lý rác ở các nước này phát triển, song lại có thể gây ra tình trạng quy trình tái chế rác không an toàn về mặt sinh thái, bán phá giá sản phẩm kèm theo không mong muốn, góp phần trầm trọng hóa biến đổi khí hậu.
Về phần mình, Bắc Kinh phủ nhận trách nhiệm làm “nước thu gom rác thế giới”. Phát ngôn viên của Trung Quốc cho rằng mỗi nước phải tự chịu trách nhiệm về việc loại bỏ chất thải theo cách thuận với môi trường. Bắc Kinh từ chối mua rác thải tái chế của thế giới để dọn sạch đất nước mình trước.