|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn của kinh tế hiện đại (Phần 1)

07:15 | 21/05/2018
Chia sẻ
Hai cỗ máy kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ và Trung Quốc hiện nay có sự phụ thuộc vào nhau quá lớn. Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu cộng sinh hay đối đầu sẽ là phương án tốt nhất dành cho đôi bên.
cang thang thuong mai my trung duoi goc nhin cua kinh te hien dai phan 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp nội các tại Washington DC., ngày 9/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ sớm áp thuế nhập khẩu lên tới hàng chục tỷ USD đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc sang thị trường của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để đáp lại, phía Trung Quốc cũng quyết định sẽ tăng thuế từ 15 đến 25% nhắm vào gần 130 sản phẩm của Mỹ nhập vào thị trường đông dân nhất hành tinh. Năm 2017, Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tại Nhà Trắng với quyết tâm sẽ "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" mà trong đó, thu hẹp bất cân bằng thương mại với Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong các bài phát biểu của mình, vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước Mỹ luôn công khai chỉ trích Trung Quốc đang tìm cách làm suy giảm sự thịnh vượng của Mỹ do mức thâm hụt thương mại liên tục gia tăng. Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này đối với Trung Quốc trong năm 2017 là 375 tỷ USD. Tuy nhiên, những động thái của Tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn được đánh giá là khá mâu thuẫn khi một mặt ông đe dọa sẽ tăng cường thêm gói thuế quan trị giá 100 tỷ USD vào các mặt hàng Trung Quốc, một mặt ông lại cử Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đến Trung Quốc để tham gia các cuộc đàm phán nhằm tránh một kịch bản chiến tranh thương mại.

Đối với Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng bất ngờ “xuống thang” với tuyên bố sẽ "giảm đáng kể" thuế đánh vào các mặt hàng xe hơi nhập khẩu, đồng thời mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc và siết chặt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước này.Có nhiều giả thuyết đặt ra cho sự dè chừng của hai bên song giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là cả hai siêu cường đều tự ý thức được sự lệ thuộc quá lớn vào nhau và những hậu quả của nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại.

Thương mại Mỹ - Trung đang là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Đây được xem là “hòn đá tảng” và là động lực thúc đẩy thương mại thế giới.Theo các số liệu thống kê, kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, xuất khẩu của Mỹ sang nước này đã tăng 500%, cao hơn 90% so với mức tăng xuất khẩu của Mỹ trên toàn cầu trong cùng kỳ và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng là thị trường nước ngoài quan trọng của nhiều sản phẩm Mỹ như đậu nành, bông, đồ điện tử, ô tô và máy bay Boeing…Nghiên cứu của tập đoàn ngân hàng Đức Deutsche Bank cho thấy thị trường Trung Quốc đem về 20% doanh thu cho Apple và là khách hàng lớn nhất của hãng chuyên về công nghệ điện thoại di động Qualcomm (chiếm đến 65% doanh thu).

Trong khi đó, 45% máy tính Texas Instrument bán ra là để phục vụ các khách hàng Trung Quốc và số lượng xe hơi General Motors (GM) bán ra trên thị trường Trung Quốc là cao gấp đôi so với mức doanh số được ghi nhận ở quê hương của GM là Mỹ.Bản thân Trung Quốc ý thức được rằng tất cả những sản phẩm nói trên đều được lắp ráp ngay tại Trung Quốc để phục vụ cho người dân trong nước. Vì thế, một cuộc chiến về thương mại làm ảnh hưởng đến những tập đoàn này sẽ tác động trực tiếp tới người lao động Trung Quốc và đó là điều mà cả hai bên đều không mong muốn.Một báo cáo năm 2017 của Đại học Oxford chỉ ra rằng quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra 2,6 triệu việc làm cho nước Mỹ. Báo cáo này nhận định nền kinh tế Mỹ khó có thể đương đầu với cái giá của tình trạng thất nghiệp và giá cả tăng vọt - hệ quả tất yếu của chiến tranh thương mại với Trung Quốc.Trong khi đó, cũng có ý kiến lo ngại rằng khi Trung Quốc có thêm các biện pháp trả đũa, người tiêu dùng Mỹ có thể trở thành đối tượng chịu thiệt thòi đầu tiên do giá cả các hàng hóa nhập khẩu tăng lên.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp và hàng không của Mỹ có thể là hai lĩnh vực hứng chịu các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc. Nông nghiệp hiện là một trong những lĩnh vực xuất siêu hiếm hoi của Mỹ với Trung Quốc.

Phương Nga

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.