|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Căng thẳng thương mại leo thang, Alaska đa dạng hóa thị trường ngoài Trung Quốc

13:44 | 06/08/2019
Chia sẻ
Viện Tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) được thiết lập để tăng cường quảng bá sản phẩm ra nước ngoài với sự trợ giúp của một chương trình liên bang trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục ảnh hưởng lớn tới ngành thủy sản.
alasska

ASMI sử dụng khoản tài trợ USDA trị giá 7,5 triệu USD để đa dạng hóa thị trường ngoài Trung Quốc. Ảnh: Undercurrent News

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hỗ trợ khoảng 7,5 triệu USD cho Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) trong năm nay thông qua một chương trình thương mại nông nghiệp được phát triển vào năm 2018.

Chương trình này nhằm giúp các nhà xuất khẩu nông nghiệp Mỹ phát triển thị trường mới, giảm thiểu tác động bất lợi của thuế quan các nước khác và các hàng rào phi thuế quan, theo USDA.

"Về cơ bản, số tiền đó là các quĩ cứu trợ để ứng phó với cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Trung Quốc", ông Jeremy Woodrow, giám đốc điều hành ASMI cho biết.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu vào đầu năm 2018, khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố mức thuế đầu tiên đối với một số hàng hóa Trung Quốc, theo tờ Anchorage Daily News.

Kể từ đó, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ, công bố kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỉ USD đối với cả hai quốc gia.

Điều đó rất có ý nghĩa đối với Alaska, vì Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản của tiểu bang này. Một số hải sản thu hoạch ở đây cũng được vận chuyển đến Trung Quốc để tái chế biến trước khi nó được nhập trở lại Mỹ.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã tác động lớn tới ngành thủy sản của Alaska

Một số nhà chế biến thủy sản ở Alaska đã báo cáo doanh số giảm hoặc không tăng trưởng và mất khách hàng do thuế quan của Trung Quốc, theo một cuộc khảo sát của ASMI vào đầu năm nay.

Vì vậy, ASMI đang hướng đến thị trường Đông Nam Á và Nam Mỹ vì mục tiêu phát triển thị trường hải sản Alaska, hướng tới cả người tiêu dùng và các hoạt động tái xử lí.

Tập đoàn này đã kí hợp đồng với một công ty ở Bangkok vào tháng 5/2019 để mở rộng thị trường tại Đông Nam Á, Woodrow cho biết.

ASMI sẽ tập trung vào Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines; nhấn mạnh vào việc xây dựng các mối quan hệ thương mại, cung cấp hỗ trợ kĩ thuật và giáo dục trong các lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, bán lẻ và tái chế.

Để tăng cường vị thế tại Brazil trong những năm gần đây, ASMI đã mở rộng thị trường hải sản Alaska sang các quốc gia Nam Mỹ khác gồm Chile, Colombia, Peru và Argentina.

Lợi ích từ khoản trợ cấp của USDA

Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) thường xuyên nhận được tài trợ từ USDA thông qua các khoản tài trợ cạnh tranh. Khoản tài trợ hàng năm từ một chương trình USDA dài hạn là 4,5 triệu USD cho năm tài chính 2020, ông Woodrow cho biết.

Khoản trợ cấp 7,5 triệu USD trong năm 2019 thông qua chương trình USDA mới là tập trung vào phát triển các cơ hội mới trong ngắn hạn, trong vòng 3 năm tới, ông cho biết thêm.

Khoản tài trợ này giúp ASMI có thể phát triển phương pháp tiếp thị quanh năm tại các thị trường kém bền vững hơn các dự án không thường xuyên mà viện đã thực hiện trước đây.

"Chương trình này tập trung vào thương mại cũng như người tiêu dùng và tất cả cơ hội nằm ở giữa", ông Woodrow nhận định.

Tháng 1/2019, USDA đã trao 200 triệu USD thông qua chương trình mới cho hàng chục tổ chức trên khắp nước Mỹ, và sau đó trao thêm 100 triệu USD trong tháng 7.

Bên cạnh ASMI, những người nhận khoản trợ cấp USDA khác gồm các tổ chức như Hiệp hội đậu tương Mỹ và Hội đồng xúc tiến khoai tây quốc gia Mỹ, và cả những tổ chức trong nước khác như Hội đồng Hạnh nhân California và Tổ chức những người trồng cam quýt ở Florida.

Ngọc Ánh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.