Cảng Sài Gòn còn lỗ lũy kế gần 590 tỷ đồng, VPBank và Vietinbank chưa thoái vốn xong
Cảng Sài Gòn lãi đột biến 344 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, lỗ lũy kế còn gần 586 tỷ đồng (Ảnh: Cảng Sài Gòn) |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2017 đã kiểm toán của Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn, trong kỳ Cảng Sài Gòn ghi nhận 590 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 10% cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ khai thác cảng là 515 tỷ đồng, doanh thu xây lắp là 35 tỷ đồng; tăng lần lượt 4% và 312%. Còn lại là doanh thu khác.
Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính gần 42 tỷ đồng, chi phí lãi vay 6 tỷ đồng.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm Cảng Sài Gòn lãi hơn 219 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết trong khi cùng kỳ lỗ 97 tỷ đồng nhưng không được thuyết minh chi tiết.
Khoản lợi nhuận khác bất ngờ giảm 79% còn 16 tỷ đồng do cùng kỳ năm trước Cảng Sài Gòn ghi nhận 75 tỷ đồng từ bán quyền góp vốn vào Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Ngọc Viễn Đông.
Các chi phí giảm cùng khoản lãi đột biến từ công ty liên doanh liên kết làm lãi sau thuế ghi nhận 344 tỷ đồng, gấp hơn 21 lần cùng kỳ.
Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng của Cảng Sài Gòn |
Theo báo cáo tài chính, hết ngày 30/6 Cảng Sài Gòn có 186 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và 512 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, chiếm tổng cộng 66% tài sản ngắn hạn.
Ngoài ra, Cảng Sài Gòn có gần 1.051 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang nằm ở Dự án Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, chiếm 26% tổng tài sản.
Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng của Cảng Sài Gòn |
Khoản đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết gần 1.426 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu nằm ở Công ty Liên doanh Dịch vụ Container 897 tỷ đồng, Công ty Cảng Quốc tế SP-PSA 481 tỷ đồng. Công ty đã trích 139 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính.
Nguồn: Báo cáo tài chính 6 tháng của Cảng Sài Gòn |
Đến hết 30/6/2017, tổng nợ phải trả của Cảng Sài Gòn là 2.247 tỷ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 1,29 lần. Đáng chú ý có 599 tỷ đồng phải trả Bộ Tài chính về ứng vốn Dự án Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, 419 tỷ đồng phải trả cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông. Khoản vay ngân hàng dài hạn gần 443 tỷ đồng.
Lỗ lũy kế đến cuối năm 2016 gần 926 tỷ đồng nhưng nhờ khoản lãi đột biến 340 tỷ đồng nửa đầu năm 2017 nên lỗ lũy kế đến 30/6 chỉ còn 586 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính, cổ đông lớn nhất của Cảng Sài Gòn là Vinalines nắm 54,45% vốn; cổ đông lớn thứ hai là Công ty TNHH Motor NA Việt Nam sở hữu 13,07%. Bên cạnh đó, hai cổ đông lớn khác là Ngân hàng Vietinbank và VPBank sở hữu lần lượt 9,7% và 7,44% vốn tại Cảng Sài Gòn.
Được biết tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của Cảng Sài Gòn, hai cổ đông chiến lược Vietinbank và VPBank đã được phê duyệt thoái toàn bộ vốn, tuy nhiên đến 30/6/2017 vẫn chưa thực hiện xong.
Cơ cấu cổ đông của Cảng Sài Gòn đến hết 30/6/2017 |
Cảng Sài Gòn đóng cửa chi nhánh Hải Phòng Theo đề nghị của Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (Mã: SGP) chấm dứt hoạt động của chi nhánh Công ty ... |
Tân Cảng Sài Gòn đón tàu trọng tải hơn 6.200 tấn Chiều 21/4, tại Tân Cảng Cái Cui thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã đón tàu GL LANXIU của Panama chở gần 2.000 ... |
VietinBank được phép thoái vốn tại Cảng Sài Gòn Thương vụ này được giúp sức bởi VietinBank Sc về việc tư vấn giá bán và phương thức chuyển nhượng. Sau khi hoàn tất giao ... |