|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cần tiếp tục có các biện pháp phòng vệ hỗ trợ ngành thép

21:09 | 30/01/2018
Chia sẻ
Việt Nam đã phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại; trong đó, có 30 vụ liên quan đến ngành thép.
can tiep tuc co cac bien phap phong ve ho tro nganh thep Ngành thép: Tiêu thụ tăng, lợi nhuận giảm
can tiep tuc co cac bien phap phong ve ho tro nganh thep Ngành thép chật vật vì dư cung quá lớn

Năm vừa qua ngành thép trong nước đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và điều này phần nào cho thấy, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc cung ứng đủ thép cho thị trường; tính hiệu quả của các chính sách, biện pháp phòng vệ thương mại.

can tiep tuc co cac bien phap phong ve ho tro nganh thep

Cần tiếp tục có các biện pháp phòng vệ hỗ trợ ngành thép. Ảnh minh họa: TTXVN

Song để tiếp tục bảo vệ sản xuất trong nước, giúp ngành thép phát triển trong giai đoạn tới, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường các biện phòng vệ. Cùng với đó, là sự hỗ trợ về định hướng thị trường, sản phẩm và chiến lược phát triển của nhà nước.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cuối năm 2017, Việt Nam đã phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại; trong đó, có 30 vụ liên quan đến ngành thép. Nhiều vụ còn đang kéo sang năm 2018 này.

Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng, năm vừa qua, Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại khá hiệu quả góp phần hạn chế được lượng thép nhập khẩu. “Cụ thể, năm 2016, nhập khẩu phôi thép là 2 triệu tấn, thì đến 2017 nhập khẩu chỉ còn vài trăm nghìn tấn, chủ yếu là phôi dẹt để sản xuất cán thép tấm mà thép xây dựng hầu như không có. Hay tôn mạ, năm 2016 nhập 1,8 triệu tấn, nhưng sau khi sử dụng các biện pháp áp thuế thì chỉ còn nhập khẩu 1,2 triệu tấn”, ông Sưa lấy dẫn chứng.

Thị trường thép 2018 được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, trong đó, nhiều dự án lớn được đưa vào sản xuất. Năm 2018 được hứa hẹn sẽ là một năm tiếp tục khởi sắc của thị trường thép, khi Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư các công trình.

Do vậy, ông Sưa cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp phòng vệ và Hiệp hội sẽ tích cực góp ý và kiến nghị về các chính sách liên quan đến ngành thép.

Đồng thời, tham gia xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn quốc gia về các sản phẩm thép. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng các hàng rào kỹ thuật cũng như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế càng ngày càng sâu rộng.

Ngoài ra, với phòng vệ thương mại, Hiệp hội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép mà trong nước đã sản xuất để cùng các doanh nghiệp đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất thép trong nước.

Cùng với đó, theo dõi diễn biến các vụ kiện của nước ngoài để cùng các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp phòng vệ tích cực, giảm thiểu thiệt hại… Năm 2017, ngành thép Việt Nam có bước phát triển vượt bậc đứng số 1 Đông Nam Á.

Báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, sản xuất các sản phẩm thép đạt hơn 22 triệu tấn, tăng trưởng 23,5% so với năm 2016; bán hàng các sản phẩm thép các loại đạt gần 19 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016. Vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển ngành thép đã được thể hiện hết sức rõ nét qua các bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thép. Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những định hướng, đầu tư phát triển về công nghệ, thị trường cũng như các chính sách…qua đó giúp cho ngành thép Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Sự phát triển ngành thép đến nay ghi nhận sự tham gia, đóng góp của các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân cũng như các doanh nghiệp trong khối đầu tư nước ngoài (FDI), như: Fomosa, Posco, Hòa Phát, Hoa Sen… Tuy nhiên, chia sẻ dưới góc độ chuyên gia, một người hoạt động lâu năm trong ngành thép, ông Nghiêm Xuân Đa, Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết, những thay đổi mang tính chiến lược của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đòi hỏi ngành thép Việt Nam cần phải tư duy lại vai trò của mình.

Nhà nước cũng cần phải xem xét, thông qua các biện pháp, công cụ khác. Đồng thời, đổi mới phương pháp quy hoạch, thông tin thị trường... để phát triển ngành thép.

Cụ thể hơn, ông Đa cho rằng, nhà nước cần định hướng thông tin về thị trường, về sản phẩm cũng như chiến lược phát triển các nhà máy thép, những chính sách khuyến khích và chế độ bảo hộ. Nhà nước cần đưa ra những quy định mang tính chất khống chế về bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển công nghệ cũng như tiêu chuẩn và các hàng rào kỹ thuật; tập trung vào đầu tư hạ tầng công nghệ hỗ trợ như điện, nước, giao thông, logistic cũng như có chính sách tổng thể… “Ngành thép rất khó có thể phát triển đơn lẻ mà phải phát triển trong mối tương quan với các ngành công nghiệp khác nhau như chế tạo, đóng tàu, cơ khí cũng như phát triển hạ tầng…”, ông Đa nói.

Đồng thời, ông Đa cũng đề xuất, Chính phủ cần xem xét cơ cấu lại ngành thép theo hướng sáp nhập những nhà sản xuất thép có quy mô nhỏ nên không tận dụng được lợi thế về quy mô kinh tế; tránh việc đầu tư thiên lệch quá nhiều về những sản phẩm thép dài thông thường mà thiếu những sản phẩm thép có chất lượng cao.

Song song với đó, xem xét cấu trúc lại về cơ cấu công nghiệp, cơ cấu sản phẩm. Để thúc đẩy đầu tư trong nước, cần có cơ chế chặt chẽ và chính sách chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống hàng giả hàng nhái thì sản xuất thép trong nước mới có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, ông Đa cũng kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội thép cần có giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng thống kê về sản lượng thép; xem xét thống kê lại một cách chính xác để giúp cho thành viên Hiệp hội thép có được quyết định đầu tư đúng đắn và có những phản ứng kịp thời đối với những sự cố, biến động của nền kinh tế, của thị trường từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.

Đức Dũng