|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cận cảnh dự án Làng đại học Đà Nẵng 'treo' 2 thập kỷ, dân thả bò rông

19:00 | 28/08/2018
Chia sẻ
Dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng được phê duyệt từ năm 1997 nhưng đến nay hơn 2 thập kỷ vẫn đang "treo" vì thiếu vốn, năng lực thực hiện dự án yếu. Hiện tại nhiều khu đất trong dự án, dân thả bò rông, xây hàng chục ngôi nhà chờ giải tỏa...
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt quy hoạch với diện tích sử dụng đất là 300ha. Trong đó, 110ha thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng và 190ha thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên từ khi được phê duyệt năm 1997, dự án "treo" mãi đến nay hơn 2 thập kỷ vì không có vốn, năng lực thực hiện dự án yếu.
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
Tháng 2/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về làm việc với Đại học Đà Nẵng, lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Đà Nẵng, Quảng Nam và các Bộ ngành liên quan tái "khởi động" lại dự án.
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong

Đại học Đà Nẵng sau đó trình bày khó khăn con số dự toán kinh phí đền bù giải tỏa để triển khai dự án quá lớn. Cụ thể, phía tỉnh Quảng Nam cần khoảng 2.200 tỷ, phía Đà Nẵng khoảng 800 tỷ. Ngoài ra, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 1.700 tỷ; đầu tư xây dựng các phân khu khoảng 3.000 tỷ. Tổng dự toán kinh phí đầu tư dự án khoảng 8.000 tỷ. Đại học Đà Nẵng đã báo cáo đến các Bộ ngành liên quan, chờ xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong

Làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ngày 27/8, ông Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, cho biết, hiện nay dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng gặp một số vướng mắc là dự án có quy mô lớn, phức tạp do quy hoạch “treo” nhiều năm, vốn ngân sách Nhà nước khó khăn. Dự án này liên quan đến nhiều bộ, ngành và hai địa phương nên thủ tục đầu tư phức tạp, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Đối với Đà Nẵng, cần giải tỏa 350 hộ dân, bố trí khoảng 1.000 lô đất.

can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong

Từ khi có phê duyệt quy hoạch Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, người dân xây nhà chờ giải tỏa tại khu vực trong quy hoạch. Đất đai khu vực triển khai dự án được buôn bán sang tay đã gây ra nhiều hệ lụy.

can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
Theo thống kê sơ bộ từ phía cơ quan chức năng, tại khu vực dự án Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, trong hơn 2 thập kỷ qua người dân đã xây hàng chục ngôi nhà tạm bợ chờ giải tỏa.
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
Cây dại mọc um tùm, một số tuyến đường phân khu khu vực đô thị Đại học Đà Nẵng đã lát gạch vỉa hè nhưng cỏ mọc lan ra ngoài đường.
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
Nhiều khu đất trống sau khi giải tỏa thì vẫn bỏ không, thành nơi thả rông trâu bò của người dân khu vực.
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong
Một số khu đất khác, Đại học Đà Nẵng và UBND TP Đà Nẵng đã cho xây dựng một số trường, Khoa trực thuộc như trường Cao đẳng công nghệ thông tin, Khoa Y Dược, Cao đẳng Việt - Hàn đưa hàng nghìn sinh viên đến học.
can canh du an lang dai hoc da nang treo 2 thap ky dan tha bo rong

Theo Giám đốc Đại học Đà Nẵng, trường này đã thành lập Ban chuẩn bị dự án nhưng cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm nên tiến độ triển khai dự án còn chậm. Do phạm vi quy hoạch phân khu xây dựng 1/2.000 với diện tích 300ha nhưng nằm trên ranh giới 2 địa phương nên thẩm quyền phê duyệt quy hoạch là Chính phủ, Bộ Xây dựng thẩm định. Việc thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch mất nhiều thời gian, chưa biết khi nào dự án sẽ chính thức khởi động. Trong ảnh là một khu đất xây dựng Khoa Công nghệ thông tin truyền thông - Đại học Đà Nẵng.

Xem thêm

Hà Anh

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.