Campuchia: Mô hình phát triển bền vững từ trung tâm nghiên cứu tơ lụa
Tơ lụa Việt Nam: Kỳ 2: Trở mình từ đống sắt | |
Tơ lụa Việt Nam - Kỳ 1: Cú sốc Khaisilk và ba câu chuyện từ thủ phủ 'vàng trắng' |
Ông Mey Kalyan, Chủ tịch Hội đồng Trường tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh và là một trong những nhân vật chủ chốt đằng sau sự ra đời của trung tâm nghiên cứu tơ lụa tại trường trong năm ngoái, nói với tờ Khmer Times rằng LHQ yêu cầu tổ chức lễ kỷ niệm Ngày LHQ tại trung tâm nghiên cứu tơ lụa của trường.
Trung tâm nghiên cứu tơ lụa của Đại học Hoàng gia Phnom Penh đặt mục tiêu hồi sinh nghề nuôi tằm địa phương. Nguồn: Mai Vireak/Khmer Times. |
Ông Kalyan cho biết lễ kỷ niệm năm nay sẽ xoay quanh chủ đề cải tiến để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và LHQ nhận thấy hoạt động của trung tâm đang giúp hồi sinh nghề nuôi tằm, một ví dụ điển hình của sự cải tiến.
Đại học Hoàng gia Phnom Penh gần đây đã liên kết với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) để giúp nông dân tự sản xuất tơ lụa. Những người dân tham gia dự án sẽ được cung cấp tằm và được huấn luyện cách sản xuất tơ lụa.
Chi phí xây dựng trung tâm nghiên cứu tơ lụa tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh vào khoảng 90 nghìn USD và được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, bên cạnh sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật từ Đại học Mahasarakham của Thái Lan.
Trung tâm này nghiên cứu từng giai đoạn sản xuất tơ lụa, từ nuôi tằm, quay tơ đến dệt và nhuộm vải. “Bằng cách kết hợp khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất, chúng tôi sẽ đi lên chuỗi giá trị và tạo ra các sản phẩm tốt hơn. Nếu nghề nuôi tằm của chúng tôi thành công, chúng tôi có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước”, ông Kalyan cho biết.
Xem thêm |