|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cam kết bố trí đủ vốn đối ứng các tuyến đường sắt đô thị

22:11 | 01/07/2017
Chia sẻ
UBND TP.Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng tình hình triển khai và phương án đầu tư các dự án đường sắt đô thị.
cam ket bo tri du von doi ung cac tuyen duong sat do thi
Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ là tuyến đầu tiên của các dự án theo quy hoạch đến năm 2020 được đưa vào vận hành.

UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và đề xuất phương án đầu tư. Trong đó, UBND TP. Hà Nội cho biết, theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8km, gồm cả đi trên cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng, đi ngầm.

Tổng mức đầu tư dự kiến các dự án trên vào khoảng hơn 40 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu về vốn giai đoạn 2017-2020 khoảng hơn 7,5 tỷ USD; 2021-2025 khoảng hơn 7,6 tỷ USD; từ 2026-2030 khoảng hơn 3,5 tỷ USD; sau 2031 hơn 21,3 tỷ USD.

Tại báo cáo trên, Hà Nội cũng đề xuất Thủ tướng chỉ đạo một số phương án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Trong đó, phương án 1 là ưu tiên theo thứ tự bố trí nguồn vốn ODA thực hiện các dự án có kế hoạch đầu tư giai đoạn 2017-2020, giai đoạn 2020-2025 và giai đoạn tiếp theo. Phương án 2, đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn ODA để thực hiện đầu tư 2 tuyến đường sắt đô thị số 2 và số 3 (Trần Hưng Đạo - Thượng Đình hơn 1,2 tỷ USD; ga Hà Nội - Yên Sở (quận Hoàng Mai) hơn 1 tỷ USD).

“Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và một số nhà tài trợ khác đang quan tâm và mong muốn tài trợ vốn 2 dự án này. Trường hợp được Chính phủ bố trí nguồn vốn ODA, TP. Hà Nội cam kết bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án”, nội dung công văn do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký nêu.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề xuất cho thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án còn lại và triển khai trong giai đoạn 2017-2020, 2020-2030 và sau năm 2030.

cam ket bo tri du von doi ung cac tuyen duong sat do thi
Dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội bị chậm tiến độ nên dự kiến được đưa vào khai thác năm 2021.

Theo quy hoạch đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 5 tuyến đường sắt đô thị được xây dựng. Hiện có 2 tuyến đang được triển khai thi công là Cát Linh - Hà Đông, ga Hà Nội - Nhổn. Tuy nhiên, báo cáo của UBND TP. Hà Nội cũng cho biết, chỉ có tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông dự kiến đưa vào khai thác vào cuối quý II/2018. Còn dự án Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác năm 2021. Các dự án khác dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 mới đang trong quá trình thiết kế hoặc chuẩn khi khởi công xây dựng, nên khả năng phải sau năm 2020 mới hoàn thành.

10 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm: Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh (đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, thực hiện giai đoạn 2016-2020, dài 28,6km; đoạn Gia Lâm - Dương Xá, thực hiện 2020-2030, dài 7,4km); Tuyến số 2: Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, 2016-2020, 11,5km; Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, 2016-2020, 5,9km; Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Bưởi, 2020-2030, 7km; Nội Bài - Thăng Long, 2020-2030, 17,4km; kéo dài tuyến lên Sóc Sơn thêm 10,2km, sau 2030).

Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông (2016-2020, 13km; sau 2030 kéo dài tuyến lên Xuân Mai 20km; Tuyến số 3: Trôi - Nhổn - Yên Sở (đoạn Nhổn- ga Hà Nội, 2016-2020, 12,5km; Trôi - Nhổn, 2020-2030, 5,9km; ga Hà Nội - Yên Sở (quận Hoàng Mai), 2020-2030, 7,3km; sau năm 2030 kéo dài tuyến số 3 đến Sơn Tây 30km; Tuyến số 4: Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà, thực hiện giai đoạn sau năm 2030, dài 54km.

Tuyến số 5: Văn Cao- Hòa Lạc, gồm các đoạn: Văn Cao - Vành đai 4, giai đoạn 2016-2020, 15km; Vành đai 4 - Hòa Lạc, 2020-2030, dài 23,4km; Tuyến số 6: Nội Bài - Ngọc Hồi, giai doạn 2020-2030, dài 49,6km; Tuyến số 7: Mê Linh - Hà Đông, giai đoạn 2020-2030, dài 28km; Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch- Dương Xá (đoạn Sơn Đồng - Mai Dịch, giai đoạn 2020- 2030, 12 km; đoạn Mai Dịch - Vành đai 3 - Dương Xá, sau năm 2030, dài 27,1km; Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc- Xuân Mai (kết nối các đô thị vệ tinh, thực hiện giai đoạn 2020-2030, dài 32km).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H. Lộc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.