|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cách vay vốn 'lợi đơn lợi kép' cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

19:49 | 02/01/2018
Chia sẻ
Vốn lưu động luôn là câu chuyện đau đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng luôn là địa chỉ các ông chủ công ty.

Vốn lưu động luôn là câu chuyện đau đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng luôn là địa chỉ các ông chủ công ty muốn tìm đến.

Do đó, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhiều ngân hàng vẫn thiết kế những gói sản phẩm mang tính "đo ni đóng giày" nhất để có thể cấp nguồn vốn đến đúng nơi cần.

cach vay von loi don loi kep cho doanh nghiep xuat nhap khau
Cách vay vốn 'lợi đơn lợi kép'cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu (ảnh minh họa)

Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu cũng ra vốn

Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu là sản phẩm cho phép ngân hàng ứng tiền trước cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc mua lại bộ chứng từ xuất khẩu chưa đến hạn thanh toán của doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng sẽ nắm giữ bộ chứng từ xuất khẩu gốc và thực hiện đòi tiền từ bên thứ 3 (ngân hàng phát hành thư bảo lãnh tín dụng - L/C hoặc nhà nhập khẩu).

Cũng nhờ hình thức cấp tín dụng vốn này mà công ty của anh Phan Ngọc Anh ở Cần Thơ, đơn vị chuyên xuất khẩu thuỷ sản kịp thời bổ sung được vốn lưu động để tiếp tục kinh doanh cũng như tăng vòng quay vốn lưu động.

"Như công ty tôi đang làm hình thức này với Ngân hàng Hàng Hải - Maritime Bank. Chiết khấu bộ chứng từ giúp tôi được nhận tiền ngay thay vì phải chờ đến thời gian cam kết trả tiền của đối tác.Qua đó công ty có vốn để tiếp tục mua nguyên vật liệu và sản xuất cho các đơn hàng tiếp theo", ông Ngọc phân tích.Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách cấp tín dụng cho đối tác nhập khẩu dưới hình thức thanh toán trả chậm, đồng thời, dễ dàng chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, tăng cường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp

Hiện nay, khá nhiều nhà băng đã triển khai hình thức cấp tín dụng này, có thể cho phép chiết khấu bộ chứng từ sau khi giao hàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tiềm lực tài chính, quy trình thủ tục cũng như kinh nghiệm thực tiễn, mỗi ngân hàng sẽ cung cấp sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu với một số đặc trưng riêng.

Như tại Maritime Bank, dù không phải tiên phong khi triển khai sản phẩm này nhưng lại đang cung cấp với nhiều ưu đãi nổi trội. Đáng chú ý nhất là tỷ lệ chiết khấu cao so với mặt bằng chung của thị trường. Với phương thức thanh toán là thư bảo lãnh L/C trả ngay, tỷ lệ chiết khấu tới 98%, tương tự với UPAS L/C. Với L/C trả chậm và D/P tỷ lệ chiết khấu là 95%. Chưa kể ngân hàng này chấp nhận bộ chứng từ không hoàn hảo lẫn hoàn hảo.

Không thể phủ nhận phí chiết khấu là yếu tố các doanh nghiệp quan tâm nhất nhưng thời hạn chiết khấu dài cũng được các khách hàng quan tâm. Do đó, Maritime Bank cũng cho phép thời hạn chiết khấu dài tối đa 180 ngày (nếu thanh toán bằng D/A hoặc D/P) và tối thiểu 45 ngày nếu là L/C trả ngay có chuyển nhượng. Việc phê duyệt cũng nhanh chóng, chỉ trong vài giờ.

Vốn đến từ thư tín dụng chậm có điều khoản thanh toán ngay- UPAS L/C

Hình thức này khá được các doanh nghiệp nhập khẩu yêu thích bởi nó mang về nhiều lợi ích.

Chị Dung, chủ công ty nhâp khẩu đồ thực phẩm, hàng tiêu dùng ở Hà Nội cho biết, dù không phải mới nhập hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài vài ba lần nhưng nhìn chung, bà luôn bị yêu cầu thanh toán bằng hình thức L/C (có bảo lãnh của ngân hàng).

"Điều này là dễ hiểu bởi hầu hết các nhà nhập khẩu từ Việt Nam đều chưa có uy tín cao trên thị trường quốc tế. Không chỉ yêu cầu có sự đảm bảo của ngân hàng, bên bán còn đòi phải thanh toán ngay tiền hànglàm chúng tôi đôi lúc cũng gặpkhó khăn. Có lần thiếu vốn thậm chí lại quay ngược ngân hàng để vay", bà Dung kể.

Tuy nhiên, từ khi được nhân viên tín dụng các ngân hàng tư vấn sản phẩm UPAS L/C, chị Dung bớt được khá nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo uy tín với nhà cung cấp (đối tác nhập khẩu). "Tôi mở UPAS L/C ở Maritime Bank mới đây, phí chỉ 4-5%, khá rẻ so với nếu tôi mở L/C thông thường và rẻ hơn rất nhiều lần nếu phải đi vay theo cách trước đây vẫn làm. Chưa kể, với cách này, tôi có nhiều cơ hội đàm phán được hàng với giá rẻ hơn", chị Dung chia sẻ.

Như vậy, để chớp cơ hội kinh doanh khi trong tay không có nhiều hoặc không có tài sản đảm bảo và không muốn phải chịu lãi suất cao hơn khi vay tín chấp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoàn toàn có thể tận dụng các sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế để xoay xở vốn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

PV

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.