|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các ứng dụng gọi xe 'tắc đường' trong ngày trời mưa bão

10:23 | 12/08/2022
Chia sẻ
Người dùng các ứng dụng gọi xe công nghệ phản ánh về tình trạng khó khăn trong việc đặt xe trong sáng 12/8.

Sáng 12/8, theo lịch âm là ngày 15/7, trên nhiều con phố ở Thủ đô Hà Nội đã xảy ra tình trạng ngập úng do ảnh hưởng từ cơn bão Mulan. Trong điều kiện thời tiết như vậy, nhiều người đã tìm đến giải pháp sử dụng các ứng dụng gọi xe công nghệ để đặt xe đi làm, đi học,… thay vì tự đi bằng phương tiện cá nhân vì lo sợ cảnh tắc đường, ngập úng.

Một số con đường trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra tình trạng ngập úng, các phương tiện di chuyển khó khăn. (Ảnh: Thiên Trường).

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, việc đặt xe ôm công nghệ trong buổi sáng 12/8 diễn ra tương đối khó khăn. Cụ thể, vào thời điểm khoảng 9h30 sáng 12/8, khi sử dụng ứng dụng gọi xe Be để đặt một chuyến xe ôm từ khu đô thị Xa La, Hà Đông ra bến xe Giáp Bát, Hoàng Mai, ứng dụng đã gửi về thông báo có nội dung: “Tất cả tài xế đang bận. Rất tiếc, hiện tại tất cả tài xế đều đang bận. Chúng tôi chưa thể cung cấp dịch vụ ngay lúc này. Vui lòng thử lại sau”.

Không thể đặt xe ôm công nghệ từ khu đô thị Xa La, Hà Đông tới bến xe Giáp Bát, Hoàng Mai. (Ảnh: Chụp màn hình).

Khi chuyển sang ứng dụng gọi xe Grab với quãng đường tương tự từ khu đô thị Xa La, Hà Đông ra bến xe Giáp Bát, Hoàng Mai, nhưng với dịch vụ GrabTaxi, có giá từ 124.000 đồng – 136.000 đồng, ứng dụng cũng trả về thông báo có nội dung: “Không thể tiến hành đặt cuộc xe này. Đã có lỗi xảy ra với thông tin chi tiết chuyến đi. Vui lòng kiểm tra và đặt lại”.

Người dùng cũng không thể đặt được GrabTaxi trên cùng quãng đường trên. (Ảnh: Chụp màn hình).

Một ứng dụng đặt xe phổ biến khác được nhiều người sử dụng tại Việt Nam là Gojek cũng trả về kết quả tương tự khi người dùng đặt xe cho quãng đường trên. Cụ thể, nội dung được gửi tới người dùng khi đặt xe vào thời điểm trên là: “Tất cả tài xế đều đang bận. Không tìm được tài xế cho đơn hàng này. Thử đặt lại nhé!”.

Phần đặt xe trên Gojek cũng cho thấy kết quả là tài xế đều đang bận. (Ảnh: Chụp màn hình).

Thực tế, tình trạng chập chờn của các ứng dụng gọi xe trong những ngày mưa bão là điều đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ, và không chỉ diễn ra ở riêng Thủ đô Hà Nội.

Chẳng hạn, tại TP HCM, nhiều khách hàng từng phản ánh về việc không thể đặt được xe ôm lẫn taxi công nghệ qua các ứng dụng gọi xe như Grab, Go-Viet hay các ứng dụng của các hãng taxi như Vinasun, Mai Linh vào thời điểm xảy thời tiết mưa gió cuối tháng 11/2018.

Thời điểm đó, theo ghi nhận của Zing News, tất cả ứng dụng Grab, Go-Viet, Fast Go, Vato, Mai Linh, Vinasun đều thông báo tài xế đang bận và không thể đặt được xe. Một số ứng dụng chỉ còn rất ít tài xế trực tuyến xuất hiện trên bản đồ.

Trên thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, ba cái tên là Grab, Gojek và Be hiện vẫn là những đơn vị hàng đầu trên thị trường. Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam, gồm Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%, cho thấy mức độ tập trung thị trường khá cao.

Theo Bộ Công thương, với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay, thi trường gọi xe trực tuyến (ride-hailing) hay “gọi xe công nghệ” tại Việt Nam hứa hẹn tiềm năng lớn, được ví như một “chiếc bánh hấp dẫn”, khiến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đứng ngồi không yên.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng cuộc đua tranh trên thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam trong và hậu COVID-19 càng trở nên khốc liệt hơn, không chỉ ganh đua về phí dịch vụ, mà còn cạnh tranh nhau về chất lượng và sự đa dạng hóa dịch vụ trên nền tảng.

Sự cạnh tranh trên thị trường gọi xe trực tuyến trong thời kỳ bình thường mới mang yếu tố tích cực, đem lại những lợi ích nhất định cho người dùng, bao gồm cả người đi xe và lái xe. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những thách thức, áp lực lớn hơn đối với các doanh nghiệp tiềm năng, muốn gia nhập thị trường.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Doanh Chính

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.