|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Các quốc gia nghèo nhất sắp phải trả cho Trung Quốc 14 tỷ USD

10:35 | 22/03/2022
Chia sẻ
Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn thứ 2 của các nước đang phát triển, chỉ sau Ngân hàng Thế giới. Những quốc gia nghèo nhất sẽ chuẩn bị phải chi trả số tiền 14 tỷ USD cho chủ nợ Trung Quốc.

Nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) kêu gọi Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ tái cơ cấu nợ khi mà các khoản thanh toán cho chủ nợ Trung Quốc đã vượt quá 2% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của 8 quốc gia vào năm 2022.

Theo nghiên cứu, những quốc gia nghèo nhất trên thế giới sẽ phải trả cho các chủ nợ ở Trung Quốc số tiền gần 14 tỷ USD. Nghiên cứu này cũng thúc giục Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ tái cơ cấu khoản vay cho những quốc gia cần.

Các quốc gia nghèo nhất chuẩn bị phải trả cho Trung Quốc 14 tỷ USD. - Ảnh 1.

Tổng cộng, có 68 quốc gia phải trả 52,8 tỷ USD chi phí nợ trong năm nay, theo một báo cáo của Trung tâm Tài chính và Phát triển Xanh Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.

Báo cáo ước tính hơn 1/4 trong số 52,8 tỷ USD sẽ được chuyển đến Trung Quốc vì Bắc Kinh là một trong những chủ nợ lớn nhất đối với các quốc gia đang phát triển. 

Tính đến cuối năm 2020, 68 quốc gia trên đã vay các chủ nợ Trung Quốc tổng số tiền 110 tỷ USD trong các khoản nợ song phương chính thức, tăng từ mức 105 tỷ USD của năm 2019. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất sau Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới.

Các quốc gia nghèo nhất chuẩn bị phải trả cho Trung Quốc 14 tỷ USD. - Ảnh 2.

Tuyến đường sắt Benguela tại Angola được Trung Quốc xây dựng. (Ảnh: Xinhua).

Chi phí trả nợ cho các chủ nợ của Trung Quốc sẽ vượt quá 2% tổng thu nhập quốc dân (GNI) ở 8 quốc gia vào năm 2022. Angola chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi quốc gia Châu Phi này nợ Trung Quốc gần 5% GNI để trả lãi và gốc của các khoản vay.

Hai nhà nghiên cứu Yue Mengdi và Christoph Nedopil Wang viết trong báo cáo hôm 21/3 rằng bởi vì Trung Quốc là chủ nợ chính của các quốc gia có đủ điều kiện được xóa nợ, nê Bắc Kinh “có nhiều cơ hội và trách nhiệm phải cung cấp hỗ trợ song và đa phương cho việc tái cơ cấu nợ hơn các quốc gia khác”.

Mặc dù Bắc Kinh đã tham gia vào việc xóa nợ, nhưng các bên cho vay quốc tế yêu cầu sự minh bạch và rõ ràng hơn về tổng quy mô cho vay của Trung Quốc, hai nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Vào cuối năm 2020, chính phủ Trung Quốc cho biết họ đã hoãn các yêu cầu trả nợ đối với khoản nợ hơn 2 tỷ USD trong một nỗ lực quốc tế nhằm giúp các quốc gia nghèo vượt qua đại dịch.

Tuy nhiên, sáng kiến đó đã kết thúc vào tháng 12/2021. Theo một báo cáo vào cuối năm 2021 của Jubilee Debt Campaign, tổng cộng, các bên cho vay Trung Quốc đã tạm hoãn yêu cầu trả nợ khoản nợ trị giá khoảng 5,7 tỷ USD.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Quang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.