|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các nữ tướng đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu ngân hàng?

17:00 | 08/03/2022
Chia sẻ
Bên cạnh những ông chủ quyền lực ngành ngân hàng, không thể không kể đến bóng dáng những người phụ nữ quyền lực trong lĩnh vực này.

Các "bà chủ" ngân hàng không chỉ là những nhà kinh doanh tài hoa mà còn sở hữu khối tài sản đứng trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. 

Các nữ tướng đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu ngân hàng? - Ảnh 1.

Khối tài sản của các nữ tướng ngành ngân hàng. (Nguồn: Phương Nga tổng hợp).

Lọt Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á năm 2019 theo bình chọn của Forbes, bà Nguyễn Thị Nga thường được gọi với cái tên Madame Nga là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam khi có trong tay một khối tài sản khổng lồ.

Theo công bố của Tạp chí Forbes về danh sách "Những nữ doanh nhân quyền lực của khu vực châu Á năm 2014", bà Nguyễn Thị Nga đứng vị trí số 29 và là một trong những nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam. 

Theo ước tính, chỉ riêng cổ phiếu SSB, tổng số cổ phiếu mà gia đình Madame Nga đang nắm giữ đã lên tới gần 246 triệu đơn vị với tỷ lệ sở hữu là 16,6%. Tính theo giá trị thị trường vào ngày 8/3, khối lượng tài sản của gia đình tại SeABank rơi vào khoảng 9.267 tỷ đồng.

Năm 2021 đánh dấu thành công của SeABank khi ngân hàng chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán SSB.

Tính đến thời điểm hiện tại (cuối ngày 8/3), thị giá cổ phiếu dừng ở 37.700 đồng/cp, đưa giá trị vốn hoá của ngân hàng lên gần 55.739 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với ngày đầu niêm yết.

Tại Bac A Bank, Phó Chủ tịch HĐQ Thái Hương và nhóm liên quan hiện đang sở hữu 108,6 triệu cổ phiếu BAB, tương đương tỷ lệ 15,04%. Trong khi Chủ tịch HĐQT ngân hàng, bà Trần Thị Thoảng sở hữu 38,2 triệu cổ phiếu BAB, tương đương tỷ lệ sở hữu là 5,04%.

Tính theo thị giá cổ phiếu BAB ngày 8/3 là 22.200, khối tài sản của bà Thái Hương và bà Trần Thị Thoảng có giá trị lần lượt là 2.410 và 847 tỷ đồng.

Các nữ tướng đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu ngân hàng? - Ảnh 2.

Những "nữ tướng" quyền lực của các ngân hàng. (Ảnh minh hoạ: PV).

Một nữ tướng của ngành ngân hàng phải nhắc đến là Chủ tịch HĐQT Lê Thị Băng Tâm. Bà Tâm hiện đang giữ ghế nóng Chủ tịch HĐQT của HDBank. Đồng hành cùng bà Lê Thị Băng Tâm tại HDBank là Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tính đến ngày 8/3/2022, bà Phương Thảo và nhóm cổ đông liên quan đang nắm giữ 75,5 triệu cổ phiếu HDB với tổng giá trị lên đến 2.065 tỷ đồng (tính theo thị giá ngày 8/3). Mặt khác, bà Lê Thị Băng Tâm chỉ sở hữu 6,9 triệu cổ phiếu của ngân hàng, tương đương tỷ lệ sở hữu là 0,34%. 

Tâm điểm chú ý của ngành ngân hàng trong những tháng đầu năm 2022 là Eximbank khi ngân hàng này chính thức chốt được ghế nóng Chủ tịch HĐQT sau một thời gian dài xảy ra xung đột thượng tầng.

Vào giữa tháng 2 vừa qua, bà Lương Thị Cẩm Tú đã chính thức quay trở lại Eximbank và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) thay cho ông Yasuhiro Saitoh.

Trước đó, vào tháng 3/2019, bà Tú từng được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng thay cho ông Lê Minh Quốc.

Tính tới thời điểm hiện tại, bà Lương Thị Cẩm Tú đang nắm giữ 13,8 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 1,12% vốn điều lệ ngân hàng. Đây là số cổ phiếu mà bà Tú thực hiện mua từ tháng 8/2018. Ước tính với giá cổ phiếu đóng cửa ngày 8/3, khối tài sản mà bà Tú sở hữu tại Eximbank rơi vào khoảng 457 tỷ đồng.

Hai nữ tướng khác của ngành ngân hàng là bà Trần Thị Thu Hằng (Chủ tịch HĐQT NCB) và Nguyễn Đức Thạch Diễm (Tổng Giám đốc Sacombank) cũng đang sở hữu lần lượt 17,2 triệu cổ phiếu và hơn 76.000 cổ phiếu tại ngân hàng của mình.

Phương Nga

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.