Các nhà khoa học Mỹ tạo được vắc-xin dịch tả lợn châu Phi?
Nghiên cứu này được thực hiện tại Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp Mỹ. Vắc xin được đặt tên ASFV-G-ΔI177L.
Các nhà nghiên cứu cũng viết rằng, hiện không có vắc-xin phục vụ thương mại nhằm chống lại bệnh dịch tả lợn châu Phi. Nghiên cứu này nếu được hội đồng chuyên gia đánh giá công nhận, có thể được thương mại hóa.
Chuyên gia chăn nuôi, TS Võ Văn Sự - Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, thông tin trên theo bài báo Mỹ chưa được thẩm định.
Song theo thông lệ, khi nhóm các tác giả Mỹ đã đăng công khai trên trang biorxiv, một trang uy tín trong ngành nông nghiệp Mỹ, thì sớm muộn gì cũng có kết quả tích cực, khả quan.
“Nếu có vắc-xin cho chăn nuôi heo lúc này, rõ ràng là giải pháp cho ngành vài ba tỉ người liên quan.
Nhu cầu tiêu dùng thịt heo rất lớn, thị trường giá cả tăng trong khi người nuôi không dám tái đàn.
Bởi nguyên lý của con virus là nó sẽ “ở ẩn” đâu đó, có cơ hội là bùng phát sống lại, như virus cúm thôi. Không ai dám chắc nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi không trở lại nếu chúng ta không có vắc-xin để phòng chống”, TS Võ Văn Sự nói.
Người nuôi heo không dám tái đàn do lo sợ dịch tả lợn châu Phi trở lạiNg.Ng
Nói về giải pháp ngắn hạn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Việt Nam sẽ nhập 200.0000 tấn thịt heo, TS Võ Văn Sự cho rằng, là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam tự chủ cho mình nguồn thịt heo ổn định là tốt nhất.
Bởi khi đã “chơi” với thị trường quốc tế, ta rất dễ bị phụ thuộc vào họ. Các thị trường cũng có quyền từ chối bán cho Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xem xét hiện Việt Nam đang xuất siêu sang Mỹ trên 35 tỉ USD, việc nhập thịt heo từ Mỹ cũng là điều tốt.
Hơn nữa, chất lượng thịt từ Mỹ hay các nước phát triển được kiểm nghiệm tốt, giá tốt sẽ là giải pháp tối ưu cho thị trường Việt trong giai đoạn này.
Số liệu từ Bộ NN-PTNT, hết tháng 10, Việt Nam nhập 54.000 tấn thịt heo. Để giảm bài toán thiếu thịt heo trong dịp Tết Nguyên đán, hai bộ NN-PTNT và Công thương đã họp bàn tính giải pháp tăng nhập khẩu thịt để bù số thiếu do dịch bệnh tả lợn kéo dài.