|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các ngân hàng sẽ giảm phí rút tiền mặt, nhưng khi nào?

12:09 | 09/05/2018
Chia sẻ
Theo Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, đến khi nào lượng giao dịch không dùng tiền mặt đạt ngưỡng nhất định, lúc đó, các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm phí tiền mặt.
tai sao phi rut tien mat ngay cang tang bao gio phi rut tien mat moi ngung tang Ngân hàng nào đang miễn phí rút tiền ATM?

Mới đây, cả hai "ông lớn" Agribank và Vietinbank đều tăng phí rút tiền tại ATM đối với thẻ ghi nợ nội địa. Theo đó, VietinBank tăng thêm 500 đồng phí rút tiền mặt đối với thẻ C-Card, S-Card (từ ngày 5/5) và Agribank cũng tăng 500 đồng phí rút tiền mặt tại ATM (từ ngày 12/5) lên cùng mức 1.500 đồng.

Tiếp tục câu chuyện tăng phí ngân hàng, khách hàng không hài lòng và cho rằng ngân hàng tận thu. Ngân hàng phản hồi là thu phí không đủ bù đắp hoạt động các cây ATM. Vậy làm sao để phí dịch vụ ngân hàng cân bằng lợi ích cho cả hai.

Chừng nào hệ thống chấp nhận thẻ “phổ cập”, lượng giao dịch không dùng tiền mặt đạt ngưỡng nhất định, các ngân hàng mới giảm phí rút tiền mặt?

Chia sẻ về vấn đề này tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng: Hướng tới phát triển bền vững, ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, nếu như nói riêng về phí thẻ, các loại phí quy định với chủ thẻ tại Thông tư 35 mà NHNN ban hành vào năm 2012 là hoàn toàn phù hợp với các loại phí mà Tổ chức thẻ quốc tế quy định.

Theo quy định của Thông tư 35, giao dịch rút tiền nội mạng được đặt mức trần là 3.000 đồng và tăng so với các năm trước.

tai sao phi rut tien mat ngay cang tang bao gio phi rut tien mat moi ngung tang

Ông Tuấn cho biết theo Đề án thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ phê duyệt, lẽ ra xu hướng tiền mặt giảm, phí rút tiền mặt sẽ phải giảm theo. Nhưng ở Việt Nam lại xảy ra nghịch lý, do tính chất đặc thù.

Theo Đề án thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ phê duyệt, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, song song với đó là việc khuyến khích khách hàng mở tài khoản ngân hàng, để tiền vào đó và thực hiện mục đích thanh toán (chứ không phải để rút tiền mặt).

Ở Việt Nam giáo dục người dân từng bước, từ việc không sử dụng tài khoản sang sử dụng tài khoản. Tuy nhiên, người dân mở tài khoản, và lại rút tiền ra để giao dịch. Vì vậy, để hạn chế việc rút tiền ra, lộ trình phí tăng dần. Quy định của Thông tư 35, giao dịch rút tiền nội mạng được đặt mức trần là 3.000 đồng và tăng so với các năm trước, theo ông là bất đắc dĩ.

Ông cho biết, lượng giao dịch bằng thẻ ghi nợ nội địa trong 5 năm trở lại đây cải thiện từ 0,7% vào năm 2013 lên khoảng 3% vào 2018. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vẫn có đến 80% giao dịch mua bán, thanh toán dịch vụ dùng tiền mặt; chỉ 20% dùng thẻ thanh toán hàng hóa dịch vụ. Nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân Việt vẫn còn rất lớn, dân vẫn cần phải rút tiền mặt từ tài khoản của ngân hàng.

Khác với Việt Nam, việc thanh toán không dùng tiền mặt ở các nước khác được triển khai đồng bộ. Người dân có tài khoản ngân hàng, và các đơn vị bán hàng có phương tiện chấp nhận thẻ. Ông cho biết, đối với nước ngoài, người ta không tính phí trên chủ thẻ mà tính trên đơn vị bán hàng.

Việt Nam hiện cũng đang khuyến khích các đại lý bán hàng chấp nhận thẻ, đặc biệt là dịch vụ công. Theo ông Tuấn, đến khi nào lượng giao dịch không dùng tiền mặt đạt ngưỡng nhất định, lúc đó các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm phí tiền mặt.

Ngân hàng thu phí chưa đủ bù lỗ đầu tư phát hành thẻ?

Về chi phí hoạt động của các cây ATM, ông Tuấn cho biết lượng tiền trung bình trong tài khoản ngân hàng duy trì trên một cây ATM trong nhiều năm lớn, cùng với lượng rút tiền mặt nhiều khiến chất lượng cây ATM đi xuống nhiều. Các ngân hàng cần chi trả cho chi phí bảo trì hệ thống cùng với cung ứng tiền mặt.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết, con số thu phí rút tiền mặt mà các ngân hàng đưa ra (NHNN đang quy định mức trần 3.000 đồng) chỉ để tham chiếu chứ ngân hàng không bao giờ xác định phí rút tiền ATM bù lại được phí vận hành ATM phục vụ riêng giao dịch tiền mặt.

Tuệ An