Các ngân hàng Đông Nam Á ghi nhận lợi nhuận hai chữ số nhờ tăng trưởng mạnh cho vay
Lợi nhuận tại nhiều ngân hàng thuộc khu vực Đông Nam Á đạt hai chữ số nhờ hoạt động cho vay.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 4,8% của 5 thị trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á (trong đó có Thái Lan và Malaysia), nhu cầu về vốn tăng lên khi thu nhập bình quân tăng và hoạt động kinh doanh mở rộng, theo Nikkei.
Tăng trưởng từ tiền gửi và cho vay góp phần tăng lợi nhuận ngân hàng, bất chấp những lo ngại như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Sự tăng trưởng nhanh chóng cũng đã thúc đẩy các nhà cho vay tập trung vào công nghệ tài chính để phục vụ cho nhu cầu thanh toán di động của khách hàng.
DBS Group Holdings của Singapore dẫn đầu cả về con số tăng trưởng tuyệt đối và tương đối. Lợi nhuận ròng của DBS đã tăng 28,1% lên 5,63 tỉ SGD (tương đương 4,14 tỉ USD). Cùng với đó, Oversea-Chinese Banking đã ghi nhận lợi nhuận tăng 11,2% lên 4,49 tỉ SGD; trong khi lợi nhuận của United Oversea Bank tăng 18,2% lên 4,01 tỉ SGD.
Ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước Bank Rakyat Indonesia ghi nhận mức tăng trưởng 11,6% lợi nhuận lên 32,35 nghìn tỉ rupiah (tương đương 2,29 tỉ USD), trong khi Bank Central Asia -Indonesia tăng 10,9% lên 25,9 nghìn tỉ rupiah. Lợi nhuận sau thuế của Bank Mandiri cũng tăng 21,2% lên 25 nghìn tỉ rupiah.
Ngân hàng Kasikornhbank của Thái Lan lọt danh sách các ngân hàng tăng trưởng hai con số sau khi tăng 12% lên 38,5 tỉ baht (1,21 tỉ USD).
Các ngân hàng tại Indonesia đã có tăng trưởng mạnh về cho vay với thị trường của hơn 250 triệu người và chiếm khoảng 40% nền kinh tế Đông Nam Á theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bank Central Asia đã đạt được mức tăng khoảng 20% các khoản vay của doanh nghiệp lớn, cũng như tăng khoảng 13% đối với các doanh nghiệp nhỏ và 12% với các khoản thế chấp khác. Bank Rakyat Indonesia cũng đã có mức tăng trưởng hai con số trong hoạt động cho vay đối với cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ.
Cả hai ngân hàng đều được hưởng tỉ lệ thu nhập lãi biên trong khoảng 6 - 7%, trong đó các khoản nợ xấu chỉ chiếm từ 1 - 3% tổng dư nợ.
Tại Malaysia, ngân hàng Malayan Banking (Maybank) các khoản thế chấp trong nước tăng khoảng 8%, trong đó cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ tăng khoảng 15%.
Cho vay ngân hàng và thẻ tín dụng vẫn là một điều mới mẻ đối với nhiều người dân ở Malaysia và Indonesia. Điều này tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng để xâm nhập, tăng cho vay và lợi nhuận. Lợi nhuận ròng của Maybank đã tăng 7,9% lên 8,11 tỉ ringgit (1,98 tỉ USD), trong khi lợi nhuận của Public Bank (cũng thuộc Malaysia) tăng 2,2% lên 5,59 tỉ ringgit.
Trong khi đó, các ngân hàng lớn của Singapore đã tăng lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và danh mục thị phần địa lí.
Chẳng hạn, tại DBS, thu nhập lãi ròng đã tăng khoảng 26% trong lĩnh vực quản lí tài sản và các hoạt động khác hướng đến những người giàu. Lợi nhuận ở mảng này tăng mạnh khi nguồn vốn từ khắp khu vực chảy vào khu vực, rất nhiều người giàu châu Á đang chuyển tài sản của họ vào bất động sản.
46% thu nhập trước thuế của Oversea-Chinese Banking đã thu được ở bên ngoài Singapore, đặc biệt là khu vực Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau. Hoạt động tại Hong Kong đã đóng góp lớn vào tăng trưởng chung về lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng này.
Các ngân hàng tại Singapore đang "sục sạo" khắp Đông Nam Á để tìm các thị trường mới và tạo dòng thu nhập. Tất cả ngân hàng này đều tập trung vào các dịch vụ khách hàng cá nhân, chủ yếu là các ứng dụng di động. United Overseas Bank cho biết vào tháng 2/2019 rằng họ sẽ ra mắt một ngân hàng kĩ thuật số (digital bank) ở Thái Lan.
Các dịch vụ fintech đã phát triển vượt bậc và các ngân hàng cần đầu tư một khoản lớn để cạnh tranh với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech.
Ngoài ra, đi cùng chiến lược tăng trưởng, các ngân hàng cần phải tăng cường quản lí rủi ro để đề phòng trường hợp các yếu tố như suy thoái kinh tế tại Trung Quốc làm suy yếu nền kinh tế các nước Đông Nam Á và khiến các khoản vay trở thành nợ xấu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/