'Các đề xuất thuế quan của Mỹ có nguy cơ tạo ra phản ứng dây chuyền'
Hậu quả khó lường từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung | |
Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ đàm phán về hàng rào thuế quan |
Trả lời phỏng vấn báo giới, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh dư thừa sản lượng là vấn đề toàn cầu, do đó tất cả các quốc gia cần phối hợp giải quyết và tận dụng các lợi thế của mình để gia tăng các lợi ích chung. Ông Cao Phong kêu gọi các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tăng cường hợp tác, tránh bị tác động bởi các chính sách của mỗi nước thành viên, đồng thời kiên quyết phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất thép tại Salzgitter, Đức. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong bối cảnh các nhà sản xuất thép ở Trung Quốc đang giảm sản lượng và thị trường thép toàn cầu đang phục hồi, Hiệp hội Gang thép Trung Quốc (CISA) cảnh báo mức áp thuế mới của Mỹ và việc Liên minh châu Âu (EU) điều tra hàng chục sản phẩm thép nhập khẩu có thể "gây hỗn loạn." Đặc biệt, quyết định của Mỹ tăng thuế đối với thép nhập khẩu đi ngược lại các quy định của WTO và phá vỡ trật tự thương mại thế giới. Động thái này gây tổn hại không chỉ đối với lĩnh vực gang thép trên thế giới mà còn với lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Mỹ.
CISA kêu gọi Chính phủ Trung Quốc có các biện pháp tránh để thị trường trong nước bị tổn thương bởi các sản phẩm thép nhập khẩu, đồng thời bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất thép của nước này. Ngoài ra, cũng theo CISA, Liên minh châu Âu cũng cần đưa ra các biện pháp phù hợp sau khi đánh giá tác động của việc Mỹ tăng thuế đối với thép nhập khẩu. CISA bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với các hiệp hội và công ty cùng lĩnh vực ở EU cũng như các nước khác nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường thép thế giới.
Bất chấp những ý kiến phản đối của chính giới Mỹ và các đối tác thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Nhằm xoa dịu làn sóng phản đối, Tống thống Mỹ đã hoãn áp dụng quyết định trên với các nước thành viên EU cùng Argentina, Australia, Brazil, Canada, Mexico và Hàn Quốc đến ngày 1/5 tới.