|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam vì TPP

11:39 | 08/11/2016
Chia sẻ
Từ vải vóc, giày dép, giấy đến đồ nội thất, các nhà sản xuất Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư vào Việt Nam với hy vọng đón đầu các Hiệp định thương mại, trong đó có TPP.
Texhong Textile, một trong những doanh nghiệp Trung Quốc đang gia tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Ảnh:

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- châu Âu ký năm ngoái và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) (nếu vượt qua rào cản chính trị ở Mỹ) có thể sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường có tổng trị giá 44.000 tỷ USD xét về tổng sản phẩm quốc nội.

Kể cả khi nhiều người đang nghi ngờ tương lai của TPP sau khi Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng, những động thái sớm của giới doanh nghiệp Trung Quốc dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam cho thấy một sự định hình lại trung tâm sản xuất của thế giới.

Quan trọng hơn, đặt ở Việt Nam sẽ giúp các nhà sản xuất Trung Quốc tiếp cận với những hiệp định thương mại mà Trung Quốc không tham gia.

"Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 30 công ty gỗ Trung Quốc đến gặp tôi xin tư vấn", ông Nguyễn Tôn Quyền, người đứng đầu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết. "Có khá nhiều doanh nghiệp gỗ Trung Quốc đã dịch chuyển vốn đầu tư sang Việt Nam, để hưởng các ưu đãi thuế".

Trong năm 2015, dòng vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng gấp đôi so với năm trước đó lên 744 triệu USD. Trong đó, 80% vào nửa cuối năm, sau khi Việt Nam ký EU FTA và TPP.

Còn riêng 9 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư từ Trung Quốc tăng gấp bốn lần cùng kỳ năm ngoái lên một tỷ USD.

Hiện Việt Nam có vô số Hiệp định thương mại tự do, bao gồm FTA với Hàn Quốc, nhiều đại gia Hàn Quốc như Samsung, LG cũng rót vốn lớn vào đây. Là thành viên ASEAN, Việt Nam cũng hưởng chung thỏa thuận về thương mại tự do với các thành viên trong khu vực.

Sở hữu một công ty đồ gỗ, ông Nguyễn Chiến Thắng cũng cảm nhận được sự hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tăng. Ông ước tính một phần ba trong số khoảng 500 doanh nghiệp gỗ nước ngoài tại Việt Nam đến từ Trung Quốc và Đài Loan. Là giám đốc công ty gỗ Scansia Pacific chuyên cung cấp cho IKEA của Thụy Điển, ông cảm thấy sức cạnh tranh ngày càng tăng. "Thuế suất ở đây hấp dẫn hơn nhiều", ông Thắng nói. "Chi phí lao động ở bên họ cũng đang ngày càng tăng cao".

Lượng lớn vốn đầu tư của Trung Quốc đang đổ vào ngày dệt may. Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào Mỹ, sau Trung Quốc, gia công cho nhiều nhãn hàng như Nike, Adidas, Zara, Armani, Lacoste.

Theo dự báo của Bộ Thương mại Mỹ, ước tính lượng nhập khẩu dệt may từ Việt Nam sẽ tăng 45% từ 2015 đến 2025 lên 16,4 tỷ USD. Trong khi đó, dự báo cho Trung Quốc trong giai đoạn nói trên giảm 45% còn 23,7 tỷ USD.

Hiệp định TPP và FTA với châu Âu đòi hỏi các nhà sản xuất dệt may phải sử dụng sợi, thuốc nhuộm và vải có nguồn gốc trong nước hoặc từ một trong các thành viên của Hiệp định.

Với các công ty Trung Quốc ở Việt Nam, điều này có nghĩa là họ phải tiếp cận chuỗi cung ứng ngay tại chỗ. Để chuẩn bị cho TPP, công ty dệt may Texhong đang xây dựng một khu công nghiệp 450 triệu USD ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, và bỏ thêm 640 triệu USD cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Chắc chắn rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tương lai của TPP. Trước cuối năm ngoái, cơ hội để TPP vượt qua vòng phê duyệt ở Quốc hội vẫn rất khả quan, tuy nhiên hiện nay, cả hai ứng viên cho chiếc ghế Tổng thống đều phản đối nó.

Dù vậy, vẫn có những hy vọng rằng bà Clinton sẽ đổi chiến thuật nếu lên làm Tổng thống. Còn nếu Trump lên, chính sách bảo hộ của ông này vẫn làm người ta quan ngại.

"Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về hai ứng viên. Nhưng với nhiều người dân Việt Nam, họ muốn Hillary Clinton lên làm Tổng thống", Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với Reuters.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vân Vũ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.