|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Các ca nhiễm mới giảm trong 5 ngày qua chưa giúp đánh giá được điều gì, bởi còn thời gian ủ bệnh 14 ngày'

10:03 | 07/04/2020
Chia sẻ
Chuyên gia dịch tễ PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết cần để sau 14 ngày mới đánh giá được tình hình chính xác dịch bệnh, do đó không thể chủ quan lơ là và cần làm quyết liệt hơn việc giãn cách xã hội.
'Các ca nhiễm mới giảm trong 5 ngày qua chưa giúp đánh giá được điều gì, bởi còn thời gian ủ bệnh 14 ngày' - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam (Nguồn: Bộ Y tế).

Theo thông tin từ trang ngôn luận của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, cho hay các ca nhiễm mới có xu hướng giảm trong 5 ngày qua chưa giúp đánh giá được điều gì, bởi thời gian ủ bệnh đến 14 ngày. Phải để sau 14 ngày mới đánh giá được. 

Do đó, ông nhận định trong giai đoạn hiện nay không thể chủ quan, lơ là và phải làm quyết liệt hơn việc giãn cách xã hội.

Theo đó, giãn cách xã hội là việc không cho người mắc COVID-19 tiếp xúc với người khỏe mạnh và ngược lại cũng không để cho người khỏe mạnh đến chỗ lây nhiễm. Người này không lây cho người kia, gia đình này không lây cho gia đình khác... Như vậy, hết 14 ngày, những người bị mắc bệnh nhẹ (không có triệu chứng gì) sẽ tự khỏi, không lây lan ra cộng đồng.

Ông cho biết thời gian qua, số người mắc chủ yếu ở nước ta là những trường hợp nhập cảnh đến/về Việt Nam; kể cả những ca trong khu cách li cũng là lây từ các ca nhập cảnh hoặc phát hiện từ cộng đồng chủ yếu liên quan đến các ổ dịch (ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Trường Sinh...). Hiện giờ là lúc phải tìm, phát hiện các ca trong cộng đồng. 

Đến nay, dịch COVID-19 chưa bùng phát rộng ở Việt Nam là do đã, đang làm tốt việc ngăn chặn, phát hiện, cách li, trong đó có việc cách li 14 ngày đối với khách nhập cảnh.

"Nếu nói rằng giai đoạn đầu chỉ là giai đoạn làm chậm lại quá trình phát triển chứ không quyết định việc bùng phát dịch COVID-19 cũng có thể khẳng định Việt Nam đã làm tốt nên quá trình này chậm lại. Bởi, ở một số nước chỉ trong một vài tuần, số bệnh nhân đã tăng lên hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn ca, như tại Hoa Kỳ, Italy", trang Sức khoẻ & Đời sống trích lời PGS.TS Trần Đắc Phu.

Dịch bệnh đang ở giai đoạn nguy hiểm hơn?

Cũng theo thông tin từ trang ngôn luận của Bộ Y tế, trước một số ý kiến người dân lo lắng rằng giai đoạn này dịch bệnh đã trở nên nguy hiểm hơn giai đoạn 1, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng không thể so sánh các giai đoạn. Bởi giai đoạn 1 dịch bùng phát có rất nhiều người chết nên nếu nói dịch không nguy hiểm là không đúng.

Theo nhìn nhận, những ca mắc bệnh nặng là những trường hợp người cao tuổi và người có bệnh nền. Nếu để bùng phát dịch bệnh, số ca mắc nhiều sẽ dẫn đến hệ thống y tế bị đánh sụp, vì không có đủ phương tiện, nhân lực, máy thở cũng như đồ bảo hộ.

Ổ dịch nhỏ có thể ví như "đốm lửa nhỏ", nếu ta khoanh vùng vào sẽ giải quyết tốt. Việt Nam phải phát hiện, cách li, khoanh vùng, dập dịch sớm những "đốm lửa nhỏ", không để bùng phát, mới có thể thành.

Trúc Minh

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.