BP, Shell tham gia phát triển hệ thống giao dịch năng lượng blockchain
Logo tập đoàn BP tại một trạm xăng ở Kloten, Thụy Sỹ. Nguồn: Arnd Wiegmann/Reuters. |
“Nền tảng này được phát triển với mục đích hạn chế các rủi ro vận hành, cắt giảm chi phí giao dịch, đồng thời cải thiện độ tin cậy và hiệu quả của quá trình vận hành giao dịch”, liên minh này cho biết.
Ngoài BP và Shell, liên minh này còn có tập đoàn dầu khí Na Uy Statoil, các công ty giao dịch hàng hóa Gunvor, Koch Supply & Trading, Mercuria và các ngân hàng ABN Amro, ING và Societe Generale.
“Công nghệ này sẽ loại trừ tình trạng nhầm lẫn chủ sở hữu của lô hàng và có thể giúp quản lý rủi ro chính xác hơn nếu các timestamp (chuỗi ký tự hoặc thông tin mã hóa giúp xác định thời điểm sự kiện diễn ra) được ghi nhận chính xác trong giao dịch”, ông Edward Bell, chuyên gia phân tích hàng hóa của Emirates NBD PJSC có trụ sở tại Dubai, cho biết.
Reuters cho biết, công ty giao dịch hàng hóa Mercuria của Thụy Sỹ đã lên tiếng ủng hộ việc ứng dụng công nghệ blockchain để giảm chi phí giao dịch dầu thô.
Theo ông Bell, các nỗ lực nhằm xây dựng một nền tảng giao dịch năng lượng như thế này đều đã thất bại do chỉ có một công ty đứng ra thuyết phục các hãng dầu khí giao dịch trên hệ thống mới. Tuy nhiên, với sự tham gia của BP, Shell và các ngân hàng lớn, khả năng thành công lần này sẽ cao hơn.
Liên minh cho biết đang chính phủ phê chuẩn dự án và sẽ vận hành nền tảng này một cách độc lập.
Công nghệ blockchain sử dụng một cơ sở dữ liệu chung tự động cập nhật theo thời gian thực, có thể xử lý và hoàn thành giao dịch chỉ trong vài phút nhờ các thuật toán máy tính và không cần đến quá trình xác thực của bên thứ ba. Blockchain cũng là công nghệ hỗ trợ giao dịch bitcoin, đồng tiền ảo có giá trị lớn nhất ở thời điểm hiện tại.