Bộ Xây dựng, Tài chính nói gì về chính sách bù giá cát tăng cao để gỡ vướng cho nhà thầu công trình công?
Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 4 Khóa XIV, cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Đề nghị Chỉnh phủ nghiên cứu, xem xét sớm ban hành cơ chế chính sách bù giá cát tăng cao như hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017 và các năm tiếp theo, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Văn phòng Chính phủ đã có câu trả lời kiến nghị trên bằng văn bản. Theo đó, Văn phòng Chính phủ cho biết, nội dung kiến nghị trên của cử tri tỉnh Kiên Giang đã được Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình giá cát xây dựng biến động lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng, trong đó đã kiến nghị một số giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý giá cát xây dựng biến động lớn tại công văn số 3100/BXD-KTXD ngày 25/12/2017.
Giá cát tăng cao thời gian qua gây khó khăn cho nhiều nhà thầu xây dựng. |
Về kiến nghị trên của Bộ Xây dựng, ngày 2/1/2018, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 09/VPCP-CN đề nghị các Bộ liên quan có ý kiến (trong đó có Bộ Tài chính); đồng thời, đến nay Bộ Tài chính cũng đã nhận được công văn của một số địa phương đề nghị điều chỉnh giá tối thiểu của cát xây dựng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính (trong đó có nội dung điều chỉnh khung giá cát đối với cát xây dựng). Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính sau sửa đổi, bổ sung là cơ sở điều chỉnh trên toàn quốc (trong đó có tỉnh Kiên Giang).
Bộ Xây dựng cũng đã có Công văn số 3130/BXD-QLN ngày 26/12/2017 trả lời kiến nghị trên của cử tri tỉnh Kiên Giang.
Theo Bộ Xây dựng, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đăk Nông, Đăk Lăk, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, ...) tình hình giá cát trên địa bàn có biến động nhưng không nhiều, chưa tác động lớn đến đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Tây Nam Bộ (gồm các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Quảng Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, ...), trong đó, Hà Nội giá cát tăng khoảng 50-80%; TP.HCM giá cát các loại tăng đột biến, có thời điểm tăng trên 200%.
Bộ Xây dựng cho hay, giá cát xây dựng biến động lớn, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, tiến độ thi công xây dựng, tiến độ giải ngân các dự án và việc điều chỉnh giá hợp đồng của các chủ thể, đặc biệt là hợp đồng ừọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định.
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân biến động giá cát bao gồm nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Về nguyên nhân chủ quan, do một số doanh nghiệp, chủ bến bãi hoặc đầu mối cung cấp cát tại một số địa phương, lợi dụng thời điểm này đầu cơ tích trữ cát, tăng giá cát trái quy định.
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác quản lý khai thác sử dụng cát và tài nguyên, chưa có biện pháp ngăn chặn đầu cơ, tích trữ cát xây dựng khai thác trái phép.
Các chủ dự án công trình xây dựng và chính quyền địa phương còn bị động trong việc cân đối nguồn cung cấp cát; chưa chế tài bắt buộc sử dụng nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên như vật liệu tro, xỉ, chất thải.
Ngoài ra, Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017của Bộ Tài chính quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau. Theo quy định này, giá thuế tăng cao so với thuế tài nguyên trước đây (tăng khoảng từ gần 3 đến hơn 5 lần), làm tăng giá cát.
Về nguyên nhân khách quan, do số lượng và trữ lượng các mỏ cát dần cạn kiệt, tình trạng sạt lở bờ sông nghiêm trọng nguồn cung chỉ đáp ứng được 40%-50% nhu cầu sử dụng. Thêm vào đó, một số địa phương có nhu cầu sử dụng cát lớn, tuy nhiên không có nguồn cát tại chỗ, phải vận chuyển từ khoảng cách xa nên tăng chi phí. Từ thực trạng và nguyên nhân trên, Bộ Xây dựng đưa ra một số giải pháp khắc phục.
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp trước mắt như sau:
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về triển khai đợt cao điểm chống khai thác cát trái phép trên phạm vi toàn quốc; đồng thời rà soát tiếp tục cho phép các dự án khai thác cát hoặc nạo vét luồng có đủ điều kiện pháp lý, đế cung cấp nguồn cát phục vụ xây dựng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi xây dựng theo đúng quy định, tránh tác động xấu tới môi trường và không được gây sạt lở, sụt lún bờ sông khi khai thác.
Tăng cường quản lý, xác định đúng nhu cầu sử dụng cát xây dựng, vật liệu san lấp tại địa phương; quản lý việc lưu thông vận chuyển cát, sỏi xây dựng; quản lý bến bãi, cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng, thường xuyên nắm thông tin về giá cả, nguồn cung đặc biệt là yêu cầu niêm yết giá bán cát công khai, minh bạch, chống việc đầu cơ, tích trữ để tăng giá. Đối với TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số địa phương có nhu cầu sử dụng cát xây dựng lớn, UBND địa phương cần chỉ đạo lập phương án về yêu cầu, tiến độ cung ứng cát xây dựng cho toàn thành phố để chủ động chỉ đạo kế hoạch cung cấp ổn định, phù hợp; đồng thời thực hiện nghiêm các giải pháp chống đầu cơ, tích trữ, ép giá, nâng giá cát trái quy định.
Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện một số giải pháp để ổn định tình hình cung cầu cát xây dựng, thúc đẩy sản xuất, sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên, hạn chế sử dụng cát tự nhiên trong các công trình xây dựng và san lấp, tiến tới dừng không sử dụng cát tự nhiên khai thác ở lòng sông vào mục đích san lấp.
Về giải pháp lâu dài, Bộ Xây dựng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp như sau:
Các Bộ, ngành và địa phương tăng cường triển khai thực hiện Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng; trong đó có việc sử dụng chất thải tro bay làm vật liệu san lấp thay thế cát tự nhiên.
Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành "Chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ nhiệt điện trong san lấp cho công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp" và ban hành trong Quý I năm 2018. Nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế cát xây dựng tự nhiên. Hoàn thiện, ban hành quy phạm thi công, thử nghiệm, nghiệm thu, định mức các sản phẩm cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên. Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc điều chỉnh giá hợp đồng tại mục 3.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, báo cáo về tình hình và dự báo khả năng bồi lắng cát tại các con sông, luồng lạch, cửa sông cửa biển.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển.
UBND các địa phương rà soát, tính toán cân đối cung cầu cát sỏi xây dựng, cát nhiễm mặn và vật liệu san lấp. Táng cường quản lý các hoạt động khai thác và tiêu thụ cát xây dựng tại các địa phương.
Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 44/2017/TT-BTC phù hợp với thực tế tại các địa phương. Đồng thời có cơ chế ưu đãi về thuế để khuyến khích việc sản xuất, sử dụng các loại cát nhân tạo và vật liệu thay thế cát tự nhiên.
Về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối vói các gói thầu ký hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định, Bộ Xây dựng cho biết đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đối với những gói thầu bị ảnh hưởng bởi giá cát biến động, làm tăng trên 9% giá hợp đồng (vượt mức quy định của chi phí dự phòng trượt giá và thu nhập chịu thuế tính trước) thì cho phép điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định sử dụng vốn nhà nước đã ký hợp đồng hoặc đã phê duyệt kết quả trúng thầu trước ngày 01/3/2017.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/