|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nhiều điểm nóng về môi trường đã được giải quyết

11:42 | 09/01/2017
Chia sẻ
Ngày 9/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của toàn ngành trong năm 2016, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2017 và những năm tiếp theo.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đánh giá năm 2016 vừa qua đất nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp hơn so với dự báo. Tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là giá dầu thô giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra nhanh hơn dự báo kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: thiên tai, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn chưa từng có ở ĐBSCL, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung.

Đặc biệt, đã xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, tình hình an ninh trật tự và sự phát triển KT-XH của đất nước.

Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, trong bối cảnh đó, ngành TN&MT đã nỗ lực, sáng tạo vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công. Nhiều điểm nóng về môi trường đã được giải quyết.

Nguồn lực tài nguyên đã được phát huy cho phát triển KT-XH, trong đó riêng nguồn thu từ đất đai đóng góp 8,25% thu ngân sách nhà nước và 10,46% thu ngân sách nội địa; thu từ khoáng sản đạt trên 5.500 tỷ đồng.

Hợp tác, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực quản lý, qua đó huy động được kinh nghiệm, nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

bo truong tran hong ha nhieu diem nong ve moi truong da duoc giai quyet

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng cho rằng ngành TN&MT cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, thách thức đặt ra trong công tác quản lý.

Một là, việc sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, còn tình trạng lãng phí, nhất là trong quản lý đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước. Còn xảy ra tình trạng đất chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa tại nhiều địa phương. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thấp do đất đai phân tán manh mún. Đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường sử dụng kém hiệu quả, để tranh chấp, lấn chiếm. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra ở một số địa phương gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách nhà nước, ô nhiễm môi trường. Tài nguyên nước còn được sử dụng lãng phí, thậm chí ở ngay cả những vùng khan hiếm nước.

Hai là, suy thoái tài nguyên, nhất là đất đai, nước, tài nguyên biển đang diễn ra nhanh dưới tác động của BĐKH và hoạt động sản xuất, sinh hoạt thiếu bền vững. Tình trạng sa mạc hóa ở các tỉnh Nam Trung Bộ; sụt lún kết hợp với nước biển dâng làm ngập lụt ĐBSCL là rất đáng lo ngại. Đây sẽ là những nguy cơ rất lớn đối với phát triển KT-XH ở nước ta.

Một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng cả về mức độ, quy mô. Rừng đầu nguồn bị suy giảm làm nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa. BĐKH và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tài nguyên nước. An ninh nguồn nước đang là thách thức lớn đối với phát triển KT-XH của đất nước.

Ba là, ô nhiễm môi trường còn nhiều phức tạp có chiều hướng gia tăng. Vẫn còn một số lượng lớn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý. Tình trạng bùng phát các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều địa phương. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên giảm mạnh, đa dạng sinh học tiếp tục bị suy thoái nhanh.

Bốn là, BĐKH diễn ra nhanh hơn so với dự báo, các hiện tượng thiên tai cực đoan có xu hướng ngày càng phức tạp, khó lường.

Ứng phó với BĐKH đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế. Thỏa thuận toàn cầu mới về BĐKH mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức trong việc chuyển đổi công nghệ để cắt giảm phát thải theo cam kết.

Năm là, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực TN&MT nhất là trong lĩnh vực đất đai còn phức tạp. Việc giải quyết thủ tục hành chính theo khảo sát của các tổ chức quốc tế còn gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Ở một địa phương việc tổ chức thực thi chính sách còn hạn chế, chưa thực sự quyết liệt, buông lỏng dẫn đến sai phạm ở một số nơi.

Duy Khánh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.