|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất, họ chỉ mua chung cư

10:14 | 05/06/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, qua kiểm tra, Bộ TN-MT chưa phát hiện người nước ngoài mua đất, họ chỉ mua các căn hộ chung cư ở các đô thị. Thực tế theo quy định hiện hành thì người nước ngoài không có quyền mua đất tại Việt Nam.

Sáng nay (ngày 5/6), Bộ trưởng TM&MT Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn của Quốc hội về công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là trong quản lý, sử dụng đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng; ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Tại phiên chất vấn, đại biểu Phùng Đức Tiến nêu vấn đề giao dịch mua bán đất đai phức tạp tại 3 nơi sắp thành đặc khu kinh tế (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc), nhất là có thông tin người nước ngoài đã mua nhà khu vực này. Bộ trưởng cho biết thực trạng để đại biểu yên tâm trước khi bấm nút thông qua Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

bo truong tran hong ha chua phat hien nguoi nuoc ngoai mua dat ho chi mua chung cu
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, thực tế theo quy định hiện hành thì người nước ngoài không có quyền mua đất, chỉ có quyền mua chung cư ở đô thị. Đồng thời, ông Hà cũng khẳng định: Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, và qua kiểm tra, chúng tôi chưa phát hiện người nước ngoài mua đất, họ chỉ mua các căn hộ chung cư ở các đô thị.

“Đại biểu thấy ở đâu người nước ngoài mua đất thì báo cho Bộ, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, điều tra xem bằng cách nào họ mua được, vì như vậy là trái pháp luật Việt Nam", ông Hà cho biết thêm.

Cũng liên quan tới vấn đề quản lý đất đai, cụ thể là quản lý, sử dụng đất công, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đặt vấn đề: Trong các hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp đoàn giảm sát đã chỉ ra rất nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, xác định giá đất khi giao gây thất thoát lớn tài sản nhà nước. Có ý kiến cho rằng có lợi ích nhóm trong quá trình cổ phần hóa gây thất thoát đất đai, biến đất công thành đất tư. Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân và giải pháp để khắc phục trong thời gian tới và làm sao để thu hồi các khoản thất thoát này xử lý vi phạm của các tổ chức vi phạm đến đâu?

Theo đại biểu Sinh, vấn đề quan trọng nhất là làm sao để thu hồi thất thoát. Ông Sinh nêu ví dụ về Công ty TNHH MTV Giao thông công chính thuộc Tổng công ty cấp thoát nước Sài Gòn trong cổ phấn hóa đã bán luôn lô đất không đầu tư gì thu lời 40 tỷ. Vậy chúng ta còn bao nhiêu doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã bán trao tay thì chúng ta còn thu được lại tiền hay không? Cái nữa là xử lý trong vụ việc này thế nào, ai là móc ngoặc, ai là lợi ích nhóm?

Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận có nhóm lợi ích trong chuyện này. Ông cũng đồng tình với đại biểu trong việc quản lý đất đai không chặt chẽ.

Trước cổ phần hóa, các doanh nghiệp đã sử dụng đất không đúng mục đích cho thuê cho mượn đấy thuộc trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp đó. Trong và sau cổ phần hóa, còn có trách nghiệm của ngành TNM, Bộ TNMT, và UBND các cấp.

Trong quá trình cổ phần hóa, có tình trạng chưa rà soát lại và có phương án sắp xếp lại để một doanh nghiệp hoạt động quỹ đất bao nhiêu là đủ và sử dụng như thế nào hiệu quả. Hai là trước đây giao đất không thu tiền, nay các doanh nghiệp đều phải thu tiền, nên phải tính toán hiệu quả khi sử dụng đất. Vì thế, các tính toán đó sẽ lấy lại các quỹ đất không có nhu cầu sử dụng để sử dụng mục đích khác. Nếu DN cần thì sẽ có cơ chế để họ tiếp tục phát triển.

Việc cổ phần hóa vừa rồi thất thoát nguồn lực cái chính là chưa làm tốt công tác quản lý đất và đang để đất đai ở tình trạng không quản lý. Ngay khi cổ phần hóa thì doanh nghiệp đó đã chuyển đổi mục đích sử dụng. Điều này vi phạm 2 vấn đề. Một là không đúng tiêu chí hoạt động, chuyển sang kinh doanh thương mại bất động sản đã sai với mục tiêu cổ phần hóa. Hai là quá trình chuyển mục đích lại không qua đấu giá mà áp đặt giá rất thấp không theo thị trường, cơ quan quản lý thẩm định thấy sai vẫn để chuyện đó xảy ra. Sau khi chuyển đổi mục đích giá tăng rất nhiều so với trước cổ phần hóa đây là thất thoát trong việc sử dụng đất công.

Nghị định 01, 126 đã khắc phục cơ bản triệt để tình trạng này. Hiện nay chỉ cần đảm bảo khâu đấu giá, định giá để đáp bảo giá đất đúng với thị trường, công khai với nhân dân.

Cũng liên quan tới quản lý đất đai, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề cập tới bất cập trong đền bù, chuyển nhượng đất ở một số địa phương và đề nghị được biết trách nhiệm xử lý thuộc về ai?

Trả lời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận trách nhiệm thuộc ngành tài nguyên môi trường khi không làm tốt công tác dự báo. Quy định về đền bù, tái định cư đã được quy định rõ trong luật, tuy nhiên theo ông Hà, ở đây có trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đã cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai luật; không làm tốt quy hoạch quỹ đất, đất tái định cư...

Ông khẳng định, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ phối hợp với các bộ thực hiện tốt hơn công tác rà soát, kiểm tra chuyển nhượng đất đai, song "cũng mong các địa phương cho biết lý do vì sao khó khăn để chúng tôi tháo gỡ".

Tiếp tục chất vấn về vấn đề bất cập trong quản lý, đền bù, chuyển nhượng đất đai ở nhiều địa phương, đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị Bộ trưởng Bộ TN-MT trả lời trách nhiệm xử lý các vấn đề này thuộc về ai.

"Trách nhiệm thuộc ngành tài nguyên môi trường khi không làm tốt công tác dự báo", Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận và cho biết, quy định về đền bù, tái định cư đã được quy định rõ trong luật, tuy nhiên ở đây có trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đã cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai luật; không làm tốt quy hoạch quỹ đất, đất tái định cư...

Bộ trưởng Bộ TN-MT khẳng định, bộ này sẽ phối hợp với các bộ thực hiện tốt hơn công tác rà soát, kiểm tra chuyển nhượng đất đai, song ông Hà cũng đề nghị "mong các địa phương cho biết lý do vì sao khó khăn để chúng tôi tháo gỡ".

Khánh Hà