|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Mùa vụ năm nay không sợ thừa vải, nhãn

22:20 | 18/04/2018
Chia sẻ
Ngày 18/4, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy chăm sóc, tiêu thụ nhãn, vải các tỉnh trọng điểm phía Bắc niên vụ 2018.
bo truong nguyen xuan cuong mua vu nam nay khong so thua vai nhan Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rất cần tư nhân đầu tư vào nông nghiệp
bo truong nguyen xuan cuong mua vu nam nay khong so thua vai nhan Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thực hiện rốt ráo ngay từ khâu đầu vào của nông sản hàng hóa

Theo Bộ NN&PTNT, thời tiết từ tháng 3 tới tháng 5 năm nay được dự báo thuận lợi cho vải, nhãn nở hoa, đậu quả và phát triển. Hiện tỉ lệ cây ra hoa, đậu quả đạt trên 90%. Các trà vải sớm đang trong giai đoạn quả non – vào cùi, trà vải chính vụ trong giai đoạn quản non, nhãn đang trong gian đoạn nở hoa, đậu quả non, hứa hẹn được mùa vải nhãn.

Năm nay, sản lượng vải 3 tỉnh ước đạt trên 217.000 tấn (trong đó Bắc Giang 150.000 tấn, Hải Dương 55.000 tấn, Hưng Yên 12.000 tấn). Với nhãn, sản lượng khoảng 80.000 tấn (Hưng Yên 41.000 tấn, Sơn La 38.000 tấn).

bo truong nguyen xuan cuong mua vu nam nay khong so thua vai nhan

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang biết, mùa vụ năm nay, diện tích trồng vải ở địa phương gần 29 nghìn ha, sản lượng ước tính tăng 90.000 tấn, tăng gần 2 lần so với 2017. Do thời gian thu hoạch ngắn, chủ yếu bảo quản trong thùng xốp ướp lạnh nên việc vận chuyển đi xa gặp khó khăn.

Đặc biệt, mới đây, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với nông sản xuất khẩu, chính vì thế lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ NN&PTNT sớm đàm phán với Trung Quốc về vấn liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như sớm hướng dẫn cụ thể để địa phương có thể thực hiện.

Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng kiến nghị, các nhà khoa học vào cuộc để giúp Hải Dương bảo quản vải được lâu hơn, để tạo điều kiện xuất khẩu nhiều hơn.

Để chuẩn bị cho việc tiêu thụ vải, nhãn, ông Trần Công Trưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh đã đầu tư đường ra 12 cửa khẩu giáp Trung Quốc, xây dựng bến bãi tập kết, xây dựng tuyến đường sắt, mở một số cửa khẩu chuyên để xuất khẩu hàng. Đồng thời tổ chức phân luồng sớm để tránh ùn ứ, kéo dài thời gian thông quan tới 9 giờ đêm và đặc biệt đám phán với phía bạn để thông quan cả ngày nghỉ.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nafoods Group cam kết sẽ thu mua tối thiểu 150 tấn vải/ngày. Còn đại diện công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho biết, có thể xuất khẩu 5.000 tấn vải đã qua chế biến, bên cạnh đó có thể xuất khẩu một lượng lớn vải, nhãn tươi.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sẽ tạo điều kiện để các tỉnh tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội. Đồng thời lưu ý các tỉnh quan tâm tới thị trường phía Nam.

Đối với thị trường xuất khẩu, Bộ trưởng lưu ý cần cố gắng xem thị trường Trung Quốc là thị trường chính thức, chứ không phải tiểu ngạch. Thị trường nước ngoài cần xác định ai cũng như ai, Trung Quốc cũng có tiêu chuẩn chất lượng riêng, không phải vì thấy đơn giản mà chủ quan.

Hiện nay, Bộ đã đã cử người sang Quảng Tây để tìm hiểu thông tin, cung cấp cho người dân và các tỉnh. Không được chủ quan trong khâu thị trường. Mục tiêu lớn nhất là tạo ra giá trị cao cho người nông dân, được mùa nhưng không được mất giá.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Việc tiêu thụ vải, nhãn cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, bộ ngành liên quan. Trên tinh thần vào cuộc ráo riết quyết liệt nhưng cũng hết sức bình tĩnh, chúng ta không sợ thừa vải, nhãn, lần này chúng ta sẽ làm việc căn cơ, bài bản, đảm bảo tiêu thụ tốt vải, nhãn, đem lại thu nhập cao, ổn định đời sống cho người nông dân”.

Diệu Thuỳ