|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng muốn hàng không giảm cước cho nông sản xuất ngoại

16:29 | 08/07/2017
Chia sẻ
Trong nửa đầu năm 2017, giá trị xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản lên tới 17 tỷ USD.
bo truong muon hang khong giam cuoc cho nong san xuat ngoai
Chưa có biện pháp tháo gỡ khó khăn khi xuất khẩu nông sản qua đường hàng không

Công ty Cổ phần Đầu tư VIF trong công văn gửi lên Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết thực tế hiện nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể để xoá bỏ những rào cản, khó khăn để xuất khẩu nông sản Việt qua đường hàng không.

“Từ năm 2015 đến nay, Công ty VIF luôn giữ đúng cam kết trong việc ủng hộ hãng hàng không quốc gia với khối lượng xuất khẩu nông sản liên tục. Chúng tôi bắt đầu xuất khẩu nông sản sang Nga từ năm 2006, đến nay kinh tế Nga không ngừng tăng trưởng, lượng xuất khẩu nông sản, rau củ quả tươi năm 2017 và các năm tiếp theo sẽ không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, đến ngày 23/3/3017, khi Vietnam Airlines ngưng đường bay Tp.HCM - DME (Nga) thì vấn đề xuất khẩu nông sản tiếp tục khó khăn”, Công ty VIF cho hay. VIF cho biết nông sản rau củ quả tươi buộc phải đi qua trạm chuyển Hà Nội rồi mới xuất sang Nga rất bất cập, gây cản trở phát triển xuất khẩu nông sản. Thời gian trung chuyển - vận chuyển kéo dài thêm 1 ngày và 1 đêm khiến cho chất lượng hàng hoá bị giảm sút, không đảm bảo chất lượng của đối tác phía Nga. Thực tế sau 2 tháng thử nghiệm đường bay trung chuyển Tp. HCM - Hà Nội - Nga, nhiều khách hàng Nga đã phản ánh chất lượng nông sản giảm sút, lượng hàng hỏng tăng, nông sản nhanh héo và hỏng. “Do vùng trồng trái cây, rau củ tươi xuất khẩu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, chúng tôi muốn các Bộ trưởng chỉ đạo Cục Hàng không và Vietnam Airlines cố gắng xem xét mở khả năng thay vì duy trì 2 chuyến/tuần đường bay Hà Nội - Nga có thể chia ra mỗi đường bay Hà Nội - Nga và Tp. HCM - Nga bay mỗi chuyến/tuần. Như vậy, chất lượng nông sản đảm bảo, xuất khẩu tăng trưởng bền vững”, VIF kiến nghị. Về lâu dài, công ty này cũng kiến nghị các bộ ngành sớm có chỉ đạo mang tính chiến lược để điều chỉnh chính sách vận chuyển, xây dựng chính sách giảm giá cước cho hàng nông sản xuất khẩu, không những tuyến bay thẳng sang Nga và còn nhiều nước khác trên thế giới. Trong văn bản trả lời cho VIF, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết, trong những năm qua, Chính phủ, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản Việt đã ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp hàng không trong việc vận chuyển nông sản xuất khẩu. Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nông sản Việt, Bộ Giao thông đề nghị Tổng công ty Cảng Hàng không tính toán khả năng duy trì chính sách miễn hoặc giảm giá chi phí soi chiếu an ninh đang được thực hiện với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng xoài. Các hãng hàng không tính toán giảm giá cước vận chuyển đối với nông sản xuất khẩu, rà soát quy trình hệ thống đặt giữ tải, công khai tình trạng cung ứng hàng hoá trên từng cuyến bay trên trang tin điện tử của hãng và ở tại các sân bay, có đầu mối làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản để tiện lợi trao đổi. Đồng thời, các hãng hàng không phải hỗ trợ các doanh nghiệp giao nhận, logistics có nhu cầu mượn thùng hàng để vận chuyển nông sản từ cơ sở soi chiếu xạ tới sân bay. Đối với các doanh nghiệp phục vụ hàng hoá phải tính toán giảm giá dịch vụ đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng xoài, tăng cường ý thức nhân viên về việc bảo vệ chất lượng nông sản từ kho lạnh ra tàu bay, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Riêng về trường hợp Công ty VIF, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị Cục Hàng không và các hãng hàng không nghiên cứu thị trường, xem xét đề nghị chia tách hai chuyến bay sang Nga nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Bạch Dương

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.