|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Tài chính: 'Giá thấp hơn các nước, cần thiết điều chỉnh khung thuế BTVMT xăng dầu'

20:14 | 10/04/2017
Chia sẻ
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết nâng khung thuế xăng dầu để khi cần thiết có thể điều chỉnh thuế. Bởi khi giá Việt Nam thấp hơn các nước, một số doanh nghiệp xăng dầu cùng đối tác xuất khẩu nước ngoài rục rịch điều chỉnh giá.
bo tai chinh gia thap hon cac nuoc can thiet dieu chinh khung thue btvmt xang dau
Bộ Tài chính đề nghị nâng khung thuế bảo vệ môi trường (Ảnh: Vietnamnet)

Trả lời báo chí tại cuộc Họp báo Thường kỳ quý I/2017 ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế cho rằng cần thiết phải nâng khung thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN cụ thể như Lào, Campuchia, Thái Lan... Tỷ lệ thuế của Việt Nam cũng thấp hơn Hàn Quốc, Campuchia, Lào.

Vì vậy, trên cơ sở tính toán, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải tăng khung mức thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 -8.000 đồng/lít.

"Nếu chúng ta không điều chỉnh sẽ thiệt hại lợi ích quốc gia", ông Thi cho biết. Biểu hiện là khi giá thấp, một số doanh nghiệp xăng dầu cùng với đối tác xuất khẩu nước ngoài rục rịch điều chỉnh giá xăng dầu.

Bên cạnh đó, ông Thi cũng cho rằng mức áp thuế 3.000 đồng hiện nay gần bằng mức khung tối đa. Như vậy, trong trường hợp cần thiết phải điểu chỉnh thuế là rất khó.

Cũng trong bối cảnh Việt Nam cần đảm bảo cam kết quốc tế về cắt giảm dần thuế nhập khẩu, giá xăng dầu của Việt Nam so với các nước trên thế giới, tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Tài chính chỉ đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Tuy vậy, mức thuế BVMT cụ thể đối với xăng vẫn áp dụng như hiện hành là 3.000 đồng/lít.

Có ý kiến cho rằng, việc tăng khung thuế BVMT đối với xăng dầu sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ông Thi cho biết, về lâu dài, khi đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể thì Bộ sẽ có các đánh giá tác động của việc điều chỉnh mức thuế đến nền kinh tế trong nước để đảm bảo cùng với các giải pháp cải cách hành chính sẽ không làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Sau đó, Chính phủ sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với xăng dầu trong phạm vi khung quy định tại Luật cho phù hợp.

"Xin khẳng định khung này chưa có tác động này tới giá cả và doanh nghiệp. Chỉ khi áp dụng thực tế mới tác động tới giá cả và doanh nghiệp", Vụ trưởng Thi cho biết.

Về thắc mắc thuế môi trường được chi dùng ra sao khi có ý kiến cho rằng nguồn thu thuế BVMT đang được sử dụng không đúng mục đích, thu nhiều chi ít, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nhấn mạnh, tỷ lệ chi 1% tổng thu ngân sách cho sự nghiệp BVMT chỉ là phần chi trực tiếp, còn các dự án gián tiếp khác nữa. Ông đưa ra ví dụ về việc chi cho các nhà máy xử lý nước thái, các công trình giao thông tiên tiến giúp môi trường trong sạch hơn. Ông Thi chia sẻ, không phải cứ chi trực tiếp cho bảo vệ môi trường mới là dùng đúng quỹ bảo vệ môi trường.

Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 3/4/2017 thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đang ở mức thấp.

Trong 180 nước thì Việt Nam đứng thứ 44 từ thấp đến cao và 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam, trong đó Philippines đứng thứ 55, Campuchia đứng thứ 58, Thái Lan đứng thứ 88, Lào đứng thứ 97. Với mức giá bản lẻ xăng Ron92 của Việt Nam - cập nhật đến ngày 6/4/2017 là 17.230 đồng/lít, Lào là 4.806 đồng/lít, Campuchia là 2.826 đồng/lít, Thái Lan là 1.166 đồng/lít, Singapore là 16.175 đồng/lít, Philippines là 3.375 đồng/lít, Hồng Kông là 26.518 đồng/lít.

Ngoài ra, tỷ lệ thuế (gồm: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,24% đối với xăng; 21,14% đối với diesel; 11,5% đối với dầu hỏa; và 18,4% đối với mazút) so với nhiều nước (Hàn quốc là 70,3%; Campuchia khoảng 40%; Lào khoảng 56%).

Thái Hoàng

M&A bất động sản một thập kỷ nhìn lại
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.