|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Tài chính đi đầu thực hiện khoán xe công

18:16 | 21/09/2016
Chia sẻ
Bộ Tài chính vừa đưa ra mức khoán chi phí sử dụng xe đưa đón các Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và các lãnh đạo có hệ số phụ cấp 1,25 từ nơi ở đến nơi làm việc từ ngày 1/10.
bo tai chinh thuc hien khoan xe cong
Xe công. Ảnh: Vietnamnet.

Từ ngày 1/10 Bộ Tài chính sẽ tiến hành khoán chi phí sử dụng xe công đưa đón đối với các cán bộ thuộc Bộ này.

Lãnh đạo của Bộ được áp dụng hình thức khoán chi phí sử dụng xe đưa đón là các Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và các lãnh đạo có hệ số phụ cấp 1,25 thuộc Bộ Tài chính.

Số tiền khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón các nhân sự của Bộ trong diện thực hiện khoán sẽ được thanh toán vào kì trả lương cho từng chức danh.

Kinh phí cho hoạt động đưa đón lãnh đạo trên quãng đường từ nhà ở đến nơi làm việc được tính theo mức giá của các hãng xe taxi (loại 4 chỗ ngồi) phổ biến trên thị trường. Mỗi cán bộ sẽ được trả phí cho hai chiều đi và về mỗi ngày. Số ngày được xe đưa đón bằng tổng số ngày làm việc trên thực tế của lãnh đạo.

Đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được sẽ được giữ ổn định 12 tháng tính từ thời điểm Bộ phê duyệt.

Đây là cơ quan đầu tiên trong cả nước thực hiện hình thức trả trực tiếp cho cán bộ chi phí đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc.

Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 31/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sắp tới sẽ có văn bản quy định siết chặt các đối tượng được sử dụng xe công, đối tượng được xe công đưa đón và không để sử dụng xe công sai mục đích như đi lễ hội.

Hiện nay có 7.000 chiếc xe công dư thừa, theo thông kê của các Bộ ngành, địa phương. Trong khi đó, báo cáo của Cục Quản lý Công sản cho biết năm 2015 vẫn có hơn 600 xe công sắm mới.

Minh Tâm

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.