|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt 5%/năm giai đoạn 2021 - 2025

21:10 | 12/01/2021
Chia sẻ
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Đến năm 2025, Bộ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,5 - 3%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7 đến 8%/năm. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 5%/năm. 

Trong năm 2020, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%. kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 41,2 tỷ USD tăng 2,6% so với năm 2019. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2019.

Trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 42 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 2,7 - 3%. 

Bộ Nông Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết năm 2021, cục diện kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến nhanh và khó lường. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, nhưng sẽ có những điều chỉnh theo các tâm trục và lĩnh vực khác nhau. 

Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng, cộng với chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn và những rào cản mậu dịch tự do ngày càng tăng lên. 

Đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; các nền kinh lớn đang đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng, hỗ trợ giảm thiệt hại do dịch COVID-19.

Những khó khăn, thách thức từ tác động của dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi, nhất là đại dịch COVID-19, dịch tả heo Châu Phi cần thời gian dài để xử lý và ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu, cũng như tiêu thụ trong nước.

Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất... đòi hỏi toàn ngành vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế tối đa thiệt hại.


H.Mĩ