|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ NN&PTNT ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo quốc gia

17:23 | 07/05/2018
Chia sẻ
Các cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cụ thể. 
bo nnptnt ban hanh quy che su dung nhan hieu gao quoc gia Giá lúa gạo tại ĐBSCL giữ đà tăng khá, đợi phiên đấu thầu G2P của Philippines
bo nnptnt ban hanh quy che su dung nhan hieu gao quoc gia Chỉ số giá lương thực FAO ổn định trong tháng 4 nhờ sự gia tăng của giá gạo và sản phẩm từ sữa
bo nnptnt ban hanh quy che su dung nhan hieu gao quoc gia Việt Nam trúng thầu xuất khẩu 130.000 tấn gạo sang Philippines theo G2G

Mới đây, Bộ NN&PTNT ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo Việt.

bo nnptnt ban hanh quy che su dung nhan hieu gao quoc gia

Theo đó, các cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong số các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm sát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức phải được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm gạo phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia và hoàn thành nghĩa vụ thuế, bảo vệ môi trường.

Bộ ủy quyền cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam là đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE. Các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu chứng nhận bao gồm nhóm gạo hạt dài, nhóm gạo hạt ngắn, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng.

Đức Quỳnh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.