Chỉ số giá lương thực FAO ổn định trong tháng 4 nhờ sự gia tăng của giá gạo và sản phẩm từ sữa
Chỉ số giá lương thực toàn cầu lên cao nhất hơn 2,5 năm trong tháng 7 | |
Giá lương thực toàn cầu lên cao nhất 18 tháng |
Nguồn: fao.org |
Báo cáo từ FAO cho biết, trong tháng 4, chỉ số giá lương thực của FAO trung bình đạt 173,5 điểm, gần như không thay đổi so với tháng 3 nhưng tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, trong tháng 4, chỉ số giá ngũ cốc đã tăng 1,7% so với tháng 3 lên trung bình 168,5 và tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này đã ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp với giá lúa mì, các loại ngũ cốc lớn và gạo đều giữ được đà tăng trong những tháng gần đây. Giá gạo tăng, sau một đợt mua mới của Indonesia và Philippines tiến hành đấu thầu nhập khẩu gạo giữa chính phủ các nước.
Chỉ số giá sữa của FAO cũng tăng trong tháng 4, trung bình đạt 204,1 điểm, tăng 3,4% so với tháng 3, và đánh dấu tháng tăng thứ ba liên tiếp của chỉ số. Với đợt tăng mới nhất này, chỉ số giá sữa tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng tăng phản ánh nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ đối với tất cả các sản phẩm từ sữa, cùng với sự lo ngại của thị trường về khả năng xuất khẩu tại New Zealand sau khi sản lượng sữa tại quốc gia này giảm mạnh hơn dự kiến.
Ngược lại, báo cáo chỉ ra chỉ số giá thịt, giá đường và dầu thực vật đều giảm trong tháng 4.
Trong đó, chỉ số giá thịt của FAO đã giảm 0,9% từ giá trị điều chỉnh trong tháng 3 xuống trung bình 169 điểm. Ở mức này, chỉ số giá thịt gần như bằng với giá trị của nó trong tháng 4/2017. Trong tháng, giá thịt bò và thịt heo giảm nhẹ, trong khi thịt cừu và thịt gia cầm vẫn ổn định. Xuất khẩu gia tăng từ châu Mỹ củng cố sự sụt giảm của giá thịt bò, trong khi nhu cầu nhập khẩu suy yếu khiến giá thịt heo đi xuống.
Nguồn: fao.org |
Chỉ số giá đường FAO cũng tiếp tục giảm 4,8% so với tháng 3 và thấp hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá đường đã giảm liên tiếp kể từ tháng 12 năm ngoái phần lớn phản ánh nguồn cung dư thừa trên thị trường đường, đặc biệt dự báo sản lượng đạt mức cao chưa từng có tại Thái Lan và Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới. Áp lực giảm cũng gia tăng từ sự mất giá của đồng tiền real Brazil so với đồng USD, cùng với các biện pháp hỗ trợ tiềm năng từ chính phủ Ấn Độ và Pakistan nhằm thúc đẩy xuất khẩu đường.
Tương tự, chỉ số giá dầu thực vật của FAO giảm 1,4% tính theo tháng xuống trung bình 154,6 điểm trong tháng 4, chủ yếu phản ánh sự phát triển của thị trường dầu cọ, đậu nành và dầu hướng dương. Giá quốc tế của dầu cọ (dầu có tỷ trọng cao nhất trong chỉ số) đã giảm vì nhu cầu tăng trưởng chậm lại và lợi nhuận tiềm năng của hoạt động sản xuất theo mùa vụ tại khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, giá dầu đậu nành tiếp tục suy yếu, phản ánh công suất nghiền mạnh mẽ liên tục của các nhà sản xuất chính. Ngược lại, giá dầu hướng dương được củng cố, nhờ dự báo nguồn cung xuất khẩu toàn cầu bị thắt chặt