Bộ Công Thương phản hồi chính thức các đề xuất bảo vệ ngành đường trước ATIGA
Ngày 19/12, Bộ Công Thương có văn bản trả lời các kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) về đề xuất biện pháp áp dụng khi thực hiện cam kết ngành đường hội nhập ATIGA.
Cụ thể, với kiến nghị thành lập một cơ chế tham vấn dạng Ủy ban với đại điện nhiều bên từ các Bộ có liên quan, Hiệp hội mía đường, hội nông dân trồng mía, Viên nghiên cứu... nhằm đưa ra các tham vấn khách quan về cân đối cung cầu đường, khuyến cáo mức giá hợp lí nhằm đảm bảo thu nhập cho người sản xuất đường và công bằng cho người tiêu thụ.
Ủy ban hàng năm tính toàn và khuyến cáo giá mua mía nông dần đủ giá thành công thêm tối thiểu 10% nhưng không cao hơn giá mua mía nông dân trong khu vực. Ủy ban hàng năm tính toán và khuyến cáo giá thành đường theo tỉ lệ mía/đường là 70%/30%.
Trả lời đề xuất này, Bộ Công Thương cho biết theo qui định của pháp luật hiện hành, việc thành lập một cơ chế liên ngành như đề xuất của Hiệp hội mía đường là vượt quá thẩm quyền của Bộ. Vì vậy Bộ Công Thương không thể thực hiện đề xuất này.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị của VSSA trong trường hợp Hiệp hội tiếp tục kiến nghị lên cấp có thẩm quyền thì VSSA cần quan tâm làm rõ thêm vì sao các ngành hàng nông sản khác, đặc biệt là những ngành thiết yếu hoặc có năng lực cạnh tranh yếu như lúa gạo, chăn nuôi, sản xuất muối...không có cơ chế liên ngành này nhưng ngành mía đường lại cần cơ chế này, Bộ Công Thương đề nghị.
Về kiến nghị đàm phán với khối ASEAN để đưa sản phẩm đường vào Schedule E của biểu thuế để được áp dụng điều khoản số 24 của Hiệp định ATIGA về đối xử đặc biệt đối với mặt hàng nhạy cảm là gạo và đường.
Liên quan đến Nghị định thư giữa các nước ASEAN về Đối xử đặc biệt đối với gạo và đường kí ngày 23/8/2007, sửa đổi ngày 28/10/2010, Bộ Công Thương đã có những hoạt động từ đầu năm 2019 để tìm hiểu khả năng áp dụng Nghị định này trong trường hợp của Việt Nam.
Cụ thể tại Hội nghị lần thứ 30 (CCA-30) của Ủy ban điều phối thực hiện ATIGA, Việt Nam đã chính thức yêu cầu Bộ phận Pháp lí và Giám sát Hiệp định (LSAD) của Ban Thư lí ASEAN làm rõ một số qui định của Nghị định thư về Đối xử đạc biệt đối với gạo và đường.
Do câu trả lời của LSAD là chưa thỏa đáng nên tại Hội nghị CCA-31 Việt Nam đã một lần nữa yêu cầu và Hội nghị đã chấp thuận đề nghị của Việt Nam về việc LSAD cần có câu trả lời thỏa đáng trước Hội nghị CCA lần thứ 32 sẽ diễn ra tháng 2/2020.
Do đó, Bộ Công Thương sẽ cập nhật thông tin liên quan tới việc áp dụng nghị định thư này với Hiêp hội mía đường Việt Nam.
Còn với kiến nghị "Đường nhập khẩu tự do nhập theo ATIGA và các hệp định tự do thương mại nhưng phải được vào kho ngoại quan hoặc kho dự trữ đã đăng kí và chỉ được đưa ra tiêu thụ khi đường trong nước thiếu hụt theo sự điều phối của cơ quan quản lí.
Nhập khẩu đường là ngành kinh doanh có điều kiện chỉ dành cho các nhà máy đường với điều kiện phải đảm bảo giá mua mía cho nông dân, Số lượng đường nhập khẩu cho mỗi nhà máy đường tương ứng với số lượng mía mua của nông dân.
Đường có nguồn gốc từ nhập khẩu chỉ cho phép đưa ra tiêu thụ sau khi vụ ép mía đã kết thúc tối thiểu 2 tháng nhằm bao đảm tất cả đường sản xuất từ mía trong nước được tiêu thụ hết".
Bộ Công Thương cũng cho biết theo qui định của pháp luật hiện hành, trong đó có Luật Quản lí Ngoại thương và Luật đầu tư, Bộ Công Thương không có thẩm quyền ban hành và cũng không được phép áp dụng các biện pháp như đề xuất của Hiệp hội.
Đây cũng là câu trả lời tương tự đối với kiến nghị "Đường lỏng từ tinh bột ngô được tự do nhập khẩu với thuế suất 0% như cam kết trong các hiệp định thương mại đã kí kết nhưng sẽ được lưu lại tại kho ngoại quan và sẽ không được xuất khỏi kho ngoại quan nếu không có sự chấp thuận bằng giấy phép cho phép tiêu thụ nội địa của cơ quan quản lí nhà nước", của VSSA.
Tuy nhiên để tạo điều kiện cho cơ quan quản lí xem xét, áp dụng ác biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường lỏng, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho đường sản xuất trong nước, VSSA cần quan tâm cung cấp, bổ sung thông tin về đường lỏng nước ngoài bán phá giá trên thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị.
Và với kiến nghị tính giá FIT điện đồng phát bằng với giá FIT điện sinh khối với mức giá tương đương Thái Lan và Phillipines, ngày 11/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã kí Tờ trình số 9507/BCT-ĐL báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giá FIT cho điện sinh khối.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ sớm cập nhật thông tin với Hiệp hội mía đường Việt nam khi có ý kiến chỉ đọa của Thủ tướng Chính phủ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/